ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM VĂN THẮNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN ES

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM VĂN THẮNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN ES"

Bản ghi

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM VĂN THẮNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN ESTE, CACBOHIDRAT LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM HÓA HỌC HÀ NỘI 2016

2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM VĂN THẮNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN ESTE, CACBOHIDRAT LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM HÓA HỌC Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học Mã số: Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Hoan HÀ NỘI 2016 ii

3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các Thầy, Cô giáo phòng đào tạo trường ĐHGD ĐHQGHN đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Phạm Văn Hoan, Thầy đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và động viên tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả quý thầy cô đã từng giảng dạy lớp cao học khóa 10 chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học hóa học trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhờ đó mà tôi đã tích lũy được những kinh nghiệm nghiên cứu vô cùng quý báu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô và cán bộ phòng Sau đại học đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo tổ Hóa trường THPT Ứng Hòa B, THPT Lý Tử Tấn, THPT Mỹ Đức A thành phố Hà Nội và các em HS đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. Hà Nội, tháng 10 năm 2016 Tác giả Phạm Văn Thắng i

4 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TĂT TRONG LUẬN VĂN BTHH THPT DHHH ĐC GQVĐ GV HS HSHT NL Nxb PPDH PTHH SGK THPT TN TNSP VDKT Bài tập Hóa học Trung học phổ thông Dạy học hóa học Đối chứng Giải quyết vấn đề Giáo viên Học sinh Hồ sơ học tập Năng lực Nhà xuất bản Phương pháp dạy học Phương trình hóa học Sách giáo khoa Trung học phổ thông Thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm Vận dụng kiến thức DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tần suất sử dụng bài tập hoá học có nội dung gắn với thực tiễn Trang đối với giáo viên trong dạy học hóa học ở trường THPT 24 Bảng 1.2: Kết quả điều tra sử dụng bải tập có nội dung gắn với thực tiễn 24 ii

5 trong các tiết học. Bảng 1.3: Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết sử dụng bài tập có nội dung gắn với thực tiễn 24 Bảng 1.4: Kết quả tìm hiểu nguyên nhân của việc ít hoặc không đưa bài tập thực tiễn vào trong dạy học hóa học đối với giáo viên THPT.. 24 Bảng 1.5: Kết quả điều tra hứng thú của HS khi có yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn trong môn hóa học 24 Bảng 2.1. Bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học hóa học THPT Bảng 2.2. Phiếu tự đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.. 80 Bảng 3.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm 83 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá qua bảng kiểm quan năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.. 85 Bảng 3.3. Kết quả các bài kiểm tra.. 86 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích - Bài số 1 Trường THPT Ứng Hòa B Bảng 3.5. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích - Bài số 1 Trường THPT Mỹ Đức A 88 Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích - Bài số 1 Trường THPT Lý Tử Tấn 89 Bảng 3.7. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích - Bài số 2 Trường THPT Ứng Hòa B Bảng 3.8. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích - Bài số 2 Trường THPT Mỹ Đức A 91 Bảng 3.9. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích - Bài số 2 Trường THPT Lý Tử Tấn 92 Bảng Bảng tổng hợp kết quả các bài kiểm tra 93 Bảng Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh 93 Bảng Các tham số đặc trưng.. 94 iii

6 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh Bài kiểm Trang tra số 1 94 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh Bài kiểm tra số 2 94 Biểu đồ 3.3.Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh Tổng hợp bài kiểm tra. 94 iv

7 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 Trường THPT Ứng Trang Hòa B.. 88 Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 Trường THPT Mỹ Đức A.. 89 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 Trường THPT Lý Tử Tấn. 90 Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 Trường THPT Ứng Hòa B Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 Trường THPT Mỹ Đức A Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 Trường THPT Lý Tử Tấn.. 93 v

8 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn... I Danh mục những chữ viết tắt... II Danh mục các bảng.. III Danh mục các biểu đồ.. V Danh mục các hình... VI Mục lục. VII MỞ ĐẦU. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH Năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho học sinh THPT Khái niệm năng lực Cấu trúc của năng lực năng lực Đặc điểm của năng lực Các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn hóa học Năng lực vận dụng kiến thức Khái niệm và cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức Biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của học sinh Bài tập Hóa học Khái niệm bài tập hóa học và bài tập hóa học định hướng phát triển năng lực Bài tập hóa học theo định hướng năng lực Bài tập hóa học thực tiễn Thực trạng sử dụng BTHH với thực tiễn trong dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh ở trường THPT Mục đích và đối tượng điều tra Phương pháp điều tra Kết quả điều tra Đánh giá kết quả điều tra Tiểu kết chương CHƯƠNG 2: TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN VỀ ESTE, CACBOHIDRAT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Mục tiêu chương trình hóa học lớp Mục tiêu phần este, cacbohidrat Cấu trúc logic phần este, cacbohidrat Xây dựng bài tập vi

9 Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng hệ thống BTHH để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh Quy trình xây dựng bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh Hệ thống bài tập phần este, cacbohidrat chương trình hóa học Đề xuất sử dụng bài tập đã xây dựng Khi dạy bài truyền thụ kiến thức mới Khi dạy bài ôn tập, luyện tập Khi kiểm tra, đánh giá Thiết kế giáo án bài dạy và công cụ đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh Thiết kế giáo án một số bài dạy Thiết kế công cụ đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.. 79 Tiểu kết chương CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm Mục đích thực nghiệm sư phạm Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm Thời gian, đối tượng thực nghiệm Quá trình tiến hành thực nghiệm Lựa chọn đối tượng thực nghiệm Lựa chọn giáo viên thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm Thực hiện chương trình thực nghiệm Xử lí số liệu và kết quả thực nghiệm Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh Kết quả các bài kiểm tra Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm Tiểu kết chương KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Khuyến nghị. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC. 102 vii

10 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục Việt Nam là vấn đề tất yếu đã được chỉ rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW): Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, cuộc cách mạng về phương pháp giáo dục phải hướng vào người học, rèn luyện và phát triển khả năng giải quyết vấn đề một cách năng động, độc lập sáng tạo ngay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Do vậy biên soạn hệ thống bài tập theo cách tiếp cận năng lực và sử dụng nó một cách có hiệu quả là vấn đề rất đáng quan tâm và khó khăn đối với các nhà sư phạm. Hóa học là ngành khoa học ứng dụng, có vai trò quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình học tập, thông qua các bài học có tính thực tiễn, HS được củng cố mối liên hệ giữa lý thuyết với ứng dụng, với thực tiễn. Tuy nhiên thực trạng dạy và học hoá học ở trường phổ thông cho thấy đôi khi lí thuyết chưa gắn liền với thực tiễn, xa rời thực tiễn, nặng về lí thuyết, nhẹ về thực hành. Chính vì những thực trạng trên làm hạn chế sự phát triển tư duy và khả năng sáng tạo của học sinh, dần dần học sinh mất đi những hiểu biết sáng tạo vốn rất lí thú của bộ môn khoa học thực nghiệm này. Thực tiễn cuộc sống đa dạng, phong phú và đầy bất ngờ đòi hỏi con người cần phải được trang bị không chỉ kiến thức mà cần có những phẩm chất khác. Một trong những năng lực rất quan trọng đối với con người là năng lực vận dụng kiến thức. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải được hình thành và phát triển năng vận dụng kiến thức. Hóa học là một ngành khoa học thực nghiệm có nhiều gắn bó với đời sống và sản xuất, có nhiều thuận lợi cho phát triển năng lực này. Hiện nay đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu khai thác các vấn đề thực tiễn trong dạy học hóa học và phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh như: 1

11 - Luận văn Thạc sĩ của Ngô Thị Kim Tuyến: Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập hoá học thực tiễn môn Hoá học 11 Trung học phổ thông (THPT). Bảo vệ năm 2004 tại trường ĐHSP Hà Nội. - Luận văn thạc sĩ của: Trần Thị Phương Thảo, Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn, Bảo vệ năm 2008, Đại học sư phạm TP. HCM. - Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hoàn, Phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học chương Dẫn xuất halogen -Ancol-Phenol Hóa học lớp 11 trung học phổ thông, Bảo vệ năm 2014, ĐH Giáo Dục ĐHQG HN - Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Hà: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học hóa học ở các trường THPT tỉnh Sơn La (phần hoá học phi kim lớp 10 và 11). Bảo vệ năm 2011 tại trường ĐHSP Hà Nội. - Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu, Sử dụng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn phần phi kim Lớp 10, Bảo vệ năm 2015 tại trường ĐH Giáo Dục ĐHQG HN Như vậy đã có nhiều đề tài nghiên cứu đến vấn đề phát triển năng lực vận dụng kiến thức và bài tập hóa học thực tiễn nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh phần este cacbohidrat. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh phổ thông thông qua dạy học phần este, cacbohidrat 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực, nghiên cứu những vấn đề tổng quan nhất về năng lực vận dụng kiến thức. Áp dụng phương pháp dạy dọc tích cực để phát triển NL VDKT học sinh phổ thông thông qua việc giảng dạy phần este, cacbohidrat Hóa học 12 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luâ ân có liên quan đến đề tài về: năng lực, phát triển năng lực chung và NL VDKT cho học sinh trong dạy học hóa học. BTHH thực tiễn và mối quan hệ giữa BTHH thực tiễn với việc nâng cao NL VDKT. 2

12 Điều tra thực trạng sử dụng BTHH thực tiễn trong dạy học ở trường phổ thông và trong việc phát triển NL VDKT cho học sinh ở một số trường THPT thành phố Hà Nội. Phân tích cấu trúc, nội dung chương trình hoá học THPT đi sâu vào phần este, cacbohidrat trong chương trình hóa học 12. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn về este, cacbohdrat và nghiên cứu các phương pháp sử dụng chúng trong việc phát triển NL VDKT cho học sinh. Thiết kế giáo án bài dạy và bộ công cụ đánh giá sự phát triển NL VDKT của học sinh. Thực nghiệm sư phạm: Đánh giá tính phù hợp của hệ thống bài tập hóa học đã tuyển chọn, xây dựng và tính khả thi của biện pháp phát triển NL VDKT cho học sinh đã đề xuất. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Hóa học ở một số trường Trung học phổ thông Đối tượng nghiên cứu Cơ sở lí luận và thực tiễn phương pháp dạy học hóa học theo định hướng phát triển năng lực. Nội dung kiến thức phần este, cacbokdrat hóa học 12. Xây dựng và sử dụng bài tập về este, cacbohidrat nhằm phát triển NL VDKT cho học sinh THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu - Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh khi tiến hành dạy phần este, cacbohidrat thuộc chương trình Hóa học lớp 12 tại trường THPT Ứng Hoà B; THPT Lý Tử Tấn (Thường Tín - Hà Nội), THPT Mỹ Đức A. 6. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng phương pháp dạy học tích cực và tuyển chọn, xây dựng, sử dụng được một hệ thống bài tập hóa học phần este, cacbohidrat (Hóa học 12) có chất lượng cao thì sẽ phát triển NL VDKT cho học sinh phổ thông, đồng thời góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo. 3

13 7. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn nghiên cứu: Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH phần este, cacbohidrat Hóa học 12 để phát triển năng lực VDKT cho HS. - Địa bàn nghiên cứu: Tiến hành ở 3 trường THPT ở Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: Trong năm học và Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Tổng quan cơ sở lí luận về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực và phát triển năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học và sử dụng BTHH trong dạy học hoá học để phát triển và đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của HS. - Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần este, cacbohidrat- Hóa học 12 trong dạy học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS THPT. 9. Phương pháp nghiên cứu * Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu, thu thập các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài. Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu đã thu thập được. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Điều tra thực trạng sử dụng bài tập phát triển NL VDKT trong DHHH hiện nay ở trường THPT thông qua trao đổi, phiếu điều tra GV. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính phù hợp của hệ thống bài tập và tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp đã đề xuất để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS. * Phương pháp xử lý thống kê toán học: thống kê kết quả thực nghiệm, đưa ra những kết quả phân tích định tính, định lượng từ đó rút ra kết luận cho đề tài. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của của việc dạy học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh. 4

14 Chương 2. Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học thực tiễn về este, cacbohidrat nhằm phát triển năng lực lực vận dụng kiến thức cho học sinh phổ thông. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. 5

15 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH 1.1. Năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho học sinh THPT Khái niệm năng lực [7], [16], [29], [30] Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh competentia có nghĩa là gặp gỡ. Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo từ điển giáo khoa tiếng việt: Năng lực là khả năng làm tốt công việc, nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn [29]. Theo cách tiếp cận truyền thống (tiếp cận hành vi -behavioural approach) thì năng lực là khả năng đơn lẻ của cá nhân, được hình thành dựa trên sự lắp ghép các mảng kiến thức và kỹ năng cụ thể. Howard Gardner Giáo sư tâm lý học của đại học Harvard (Mỹ) (1996) đã đề cập đến khái niệm năng lực qua việc phân tích bảy mặt biểu hiện của trí tuệ con người: ngôn ngữ, logic toán học, âm nhạc, không gian, thể hình, giao cảm và nội cảm. Ông khẳng định rằng: mỗi mặt biểu hiện của trí tuệ đều phải được thể hiện hoặc biểu lộ dưới dạng sơ đẳng hoặc sáng tạo đỉnh cao. Để giải quyết một vấn đề có thực trong cuộc sống thì con người không thể huy động duy nhất một mặt của biểu hiện trí tuệ nào đó mà phải kết hợp nhiều mặt biểu hiện của trí tuệ liên quan đến nhau. Sự kết hợp đó tạo thành năng lực cá nhân. Bằng sự phân tích đó ông kết luận: Năng lực phải được thể hiện thông qua hoạt động có kết quả và có thể đánh giá hoặc đo đạc được [7]. OECD (tổ chức các nước kinh tế phát triển) (2002) đã xác định: Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong bối cảnh cụ thể [16]. Theo cách tiếp cận tích hợp, F.E.Weinert (2001) cho rằng Năng lực của HS là sự kết hợp hợp lí kiến thức, kĩ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề [30]. 6

16 Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm: Năng lực là sự kết hợp hợp lí kiến thức, kĩ năng và sự sẵn sàng tham gia các hoạt động tích cực, có hiệu quả. Như vậy, năng lực là sự huy động và kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân để thực hiện thành công các yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Muốn mô tả năng lực cá nhân, người ta thường dùng các động từ chỉ hành động như: hiểu, biết, khám phá, xây dựng, vận dụng Muốn đánh giá năng lực cá nhân hãy xem xét chúng trong hoạt động. Ví dụ: năng lực giao tiếp có được khi cá nhân biết tổng hợp kiến thức về ngôn ngữ, kĩ năng sử dụng các công cụ ngôn ngữ (nói, viết, công nghệ thông tin) và thái độ đúng đắn với đối tượng giao tiếp. Năng lực giao tiếp được bộc lộ khi cá nhân tham gia các hoạt động có chủ đích như trình bày, diễn thuyết, thảo luận, thuyết phục người khác Cấu trúc của năng lực năng lực [4] Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau, việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Nhưng cơ bản cấu trúc của năng lực được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau: Năng lực chuyên môn: Khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như đánh giá kết quả một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn (Bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp và trừu tượng, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình). Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lí vận động. Năng lực phương pháp: Là khả năng hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Trung tâm của năng lực phương pháp là những phương thức nhận thức, xử lý, đánh giá, truyền thụ và giới thiệu trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận giải quyết vấn đề. Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau và sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua giao tiếp. 7

17 Năng lực cá thể: Khả năng xác định, suy nghĩ và đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của mình, phát triển được năng khiếu cá nhân cũng như xây dựng kế hoạch cho cuộc sống riêng và hiện thực hóa kế hoạch đó; những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc, đạo đức, liên qua đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm. Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cột giáo dục theo UNESCO: Các thành phần của năng lực Các trụ cột giáo dục của UNESCO Năng lực chuyên môn Học để biết Năng lực phương pháp Học để làm Năng lực xã hội Học để cùng chung sống Năng lực cá thể Học để tự khẳng định Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ Đặc điểm của năng lực Năng lực tồn tại dưới hai hình thức: Năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Năng lực chung là năng lực cần thiết để cá nhân tham gia có hiệu quả vào nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội. Năng lực này cần thiết cho tất cả mọi người. Năng lực chuyên biệt (Ví dụ: bơi, cầu lông...) chỉ cần thiết với một số người hoặc cần thiết ở một số tình huống nhất định. Các năng lực chuyên biệt không thể thay thế được các năng lực chung. 8

18 Năng lực thể hiện thông qua hành động, được hình thành và phát triển trong và ngoài nhà trường. Năng lực là một yếu tố được cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động. Năng lực được hình thành và phát triển liên tục trong suốt cuộc đời con người vì sự phát triển năng lực thực chất là làm thay đổi cấu trúc nhận thức và hành động cá nhân chứ không đơn thuần là sự bổ sung các mảng kiến thức riêng rẽ. Do đó năng lực có thể bị kém hoặc mất đi nếu chúng ta không rèn luyện tích cực và thường xuyên. Năng lực và các thành phần của nó không bất biến mà có thể thay đổi từ sơ đẳng, thụ động tới năng lực bậc cao mang tính tự chủ cá nhân. Vì vậy, để xem xét năng lực của một cá nhân chúng ta không chỉ nhằm tìm ra cá nhân đó có những thành tố năng lực nào mà còn chỉ ra mức độ của những năng lực đó. Các thành tố của năng lực thường là đa dạng vì chúng được quyết định tùy theo yêu cầu kinh tế xã hội và đặc điểm quốc gia, dân tộc, địa phương. Năng lực của HS ở quốc gia này có thể hoàn toàn khác với một HS ở quốc gia khác [9] Các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn hóa học Các năng lực chung cần được hình thành và phát triển cho học sinh trung học phổ thông [4], [8]. Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi... làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Theo [4], [8] năng lực chung của HS phổ thông bao gồm các nhóm năng lực sau: Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tư duy; Năng lực tự quản lý. Nhóm năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác. Nhóm năng lực công cụ: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT); Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán Năng lực đặc thù của môn Hóa học [3] Trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành thông qua môn hóa học ở cấp THPT, HS có được hệ thống kiến thức hoá học phổ thông cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm: kiến thức cơ sở hoá học chung; hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ đồng thời hình thành các năng lực môn học của môn Hóa học như: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học: Năng lực sử dụng những kí hiệu, công thức, thuật ngữ, danh pháp hóa học 9

19 + Năng lực thực hành hoá học: Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng thí nghiệm an toàn. Năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận. Năng lực xử lí thông tin liên quan đến thí nghiệm. + Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học: phân tích, phát hiện những tình huống nảy sinh trong quá trình học tập môn hóa học. Từ đó đề xuất được các biện pháp giải quyết các tình huống đó. + Năng lực tính toán hóa học: Tính toán khối lượng chất tham gia và tạo thành sau phản ứng. Tính toán theo mol chất tham gia và tạo thành sau phản ứng. Tìm ra được mối quan hệ và thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức hóa học với các phép toán học. Vận dụng các thuật toán để tính toán trong các bài toán hóa học. + Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống: Năng lực hệ thống hóa kiến thức. Năng lực phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. Năng lực phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn đề các lĩnh vực khác nhau. Năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và vận dụng kiến thức hóa học để giải thích. Năng lực độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn Năng lực vận dụng kiến thức Khái niệm và cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã dạy: học phải đi đôi với hành. Như vậy, ta thấy một kiến thức, nguyên lý hay lý thuyết dù hay đến mấy mà người học chưa vận dụng được thì cũng vô ích. Sự vận dụng vừa là mục đích, vừa cần thiết trên các phương diện đối với người học. Ứng dụng hay vận dụng có thể hiểu cùng một nghĩa là khi những nguyên lý tổng quát được vận dụng để giải quyết những vấn đề mới, những bài toán mới trong hoàn cảnh mới. Trong đề tài này chúng tôi quan niệm: Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh là khả năng của bản thân người học huy động, sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức [5] Cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức 10

20 Năng lực vận dụng kiến thức gồm năm thành tố sau: - Năng lực, kiến thức về tình huống, vấn đề thực tiễn: hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội. - Năng lực phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn đề các lĩnh vực khác nhau: Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, khoa học thường thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi trường... - Năng lực phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn: Định hướng được các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi vận dụng kiến thức hóa học có ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì, trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội. - Năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích: Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng của hóa học trong cuộc sống và trong các lính vực đã nêu trên dựa vào các kiến thức hóa học và các kiến thức liên môn khác. - Năng lực độc lập sáng tạo trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn: Đề xuất được giải pháp giải quyết tình huống, thực hiện giải pháp giải quyết tình huống và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện Biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức Để phát triển NL VDKT cần xác định các biểu hiện của năng lực này. Các biểu hiện của NL VDKT gồm [3]: NL hệ thống hóa kiến thức: Có NL hệ thống hóa kiến thức, phân loại kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội. NL phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn: Định hướng được các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi vận 11

21 dụng kiến thức hóa học có ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì, trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội. NL phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn để các lĩnh vực khác nhau: Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, khoa học thường thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi trường. NL phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích: Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng của hóa học trong cuộc sống và trong các lính vực đã nêu trên dựa vào các kiến thức hóa học và các kiến thức liên môn khác NL độc lập sáng tạo trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn: Chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức GQVĐ. Có NL hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề đó Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức Để phát triển NL VDKT cho HS trong dạy học, GV cần thực hiện các biện pháp sau: - Hình thành cho học sinh hệ thống kiến thức hóa học cơ bản, vững vàng trong từng nội dung kiến thức được học. - Rèn luyện cho học sinh tư duy khái quát về các môn học, kĩ năng giải các bài tập hóa học, biết xâu chuỗi các vấn đề. - Rèn luyện cho HS khả năng tư duy độc lập: HS tự phát hiện vấn đề, tự đặt câu hỏi và sử dụng những kiến thức hóa học để giải thích một cách hợp lí. - Xây dựng các tình huống thực tiễn (trực tiếp hoặc gián tiếp) thông qua hệ thống các câu hỏi, ví dụ, các sai lầm thường gặp, các bài toán có phân bậc để luyện tập cho HS vận dụng vốn hiểu biết ở các cấp độ khác nhau. - Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh gắn liền với việc rèn luyện phong cách làm việc khoa học. - Tích cực sử dụng các phương tiện trực quan, thí nghiệm, đặc biệt các thí nghiệm với những chất gần gũi trong cuộc sống xunh quanh, những chất các em vẫn gặp thường ngày trong cuộc sống. - Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu những vấn đề thực tiễn liên quan đến từng nội dung học tập Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của học sinh [4] Đánh giá thông qua quan sát 12

22 Đánh giá thông qua quan sát HS trong giờ như: thái độ, tinh thần xây dựng bài, hoạt động nhóm, kĩ năng thuyết trình của HS người dạy có thể có cái nhìn tổng quan về người học. Để đánh giá thông qua quan sát, GV cần tiến hành các hoạt động: - Xác định mục tiêu, đối tượng cụ thể cần quan sát. - Xác định các tiêu chí cho từng nội dung quan sát (thông qua các biểu hiện của năng lực cần đánh giá). - Thiết lập các phiếu, bảng kiểm, những ghi chú thông tin chính vào phiếu quan sát. - Tiến hành quan sát và ghi chép đầy đủ những biểu hiện quan sát được vào phiếu quan sát và đánh giá Đánh giá thông qua vấn đáp GV có thể vấn đáp về nội dung bài học, những vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học, dự đoán, giải thích các hiện tượng thí nghiệm để kiểm tra giữa việc học bài với việc liên hệ, sử dụng những giữa kiến thức được học và vận dụng những kiến thức đó trong thực tiễn cuộc sống. Từ đó đánh giá mức độ đạt được mục tiêu bài học hoặc phát hiện ra những khó khăn mà người học mắc phải nhằm cải thiện quá trình dạy, giúp người học cải thiện việc học tập của mình Tự đánh giá Tự đánh giá là một hình thức mà HS tự liện hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học tập. HS sẽ học cách đánh giá các nỗ lực và tiến bộ của cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điều cần thay đổi để hoàn thiện bản thân. HS tự đánh giá bản thân về kết quả bản thân thu được trong các giờ học, bài kiểm tra, các công việc được giao về nhà Đánh giá qua hồ sơ học tập (HSHT) HSHT là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của HS, trong đó HS tự đánh giá về bản thân, tự ghi lại kết quả học tập, tự đánh giá đối chiếu với mục tiêu định ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ của mình. Trong HSHT, HS còn lưu giữ những sản phẩm để minh chứng cho kết quả học tập của mình. HSHT có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi HS, giúp HS tìm hiểu về bản thân, khuyến khích niềm say mê hứng thú học tập và hoạt động đánh giá, đặc biệt là tự đánh giá. HSHT có các loại: - Hồ sơ tiến bộ: bao gồm những bài tập, sản phẩm HS thực hiện trong quá trình học tập để minh chứng cho sự tiến bộ của HS. 13

23 - Hồ sơ quá trình: HS ghi lại những điều đã học được về kiến thức, kỹ năng, thái độ qua các môn học và xác định cách điều chỉnh. - Hồ sơ mục tiêu: HS tự xây dựng mục tiêu học tập cho mình trên cơ sở tự đánh giá và năng lực của mình và xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đề ra. - Hồ sơ thành tích: HS tự đánh giá các thành tích học tập nổi trội trong quá trình học tập, từ đó khám phá bản thân về những năng lực tiềm ẩn của mình Đánh giá dựa vào một số kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi khác Có thể đánh giá kết quả học tập của HS thông qua nhiều kênh thông tin khác. Chẳng hạn, có thể yêu cầu HS thiết kế những câu hỏi, bài tập, những tình huống về nội dung bài học có liên quan đến thực tiễn cuộc sống, sản xuất, trong tự nhiên trước hoặc sau khi học. Qua đó, GV có thể đánh giá được mức độ vận dụng kiến thức của HS, HS được tìm tòi, khám phá và thêm hứng thú với môn học. Cũng có thể đánh giá kết quả học tập của HS khi yêu cầu HS tóm tắt các kiến thức vừa học bằng một số ít câu hỏi giới hạn Bài tập Hóa học Khái niệm bài tập hóa học và bài tập hóa học định hướng phát triển năng lực Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông [29]: Bài tập là bài ra cho HS làm để tập vận dụng những điều đã học. Bài tập Hóa học (BTHH) là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay kết hợp cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, HS nắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định. BTHH là phương tiện chính và hết sức quan trọng dùng để rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức cho HS. Là nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra cho người học, buộc người học vận dụng các kiến thức, năng lực của mình để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách tích cực, hứng thú và sáng tạo. Theo [3], [4], [29] chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực được dựa trên cơ sở chuẩn năng lực của môn học. Hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực chính là công cụ để HS luyện tập nhằm hình thành, phát triển năng lực cho HS và cũng là công cụ để GV và các nhà quản lý giáo dục kiểm tra, đánh giá năng lực HS để biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học. Bài tập định hướng phát triển năng lực là dạng bài tập chú trọng đến sự vận dụng những hiểu biết riêng lẻ, khác nhau để giải quyết một vấn đề mới đối với 14

24 người học, gắn với cuộc sống. Các bài tập dùng trong đánh giá trình độ HS quốc tế PISA là những ví dụ điển hình về dạng bài tập định hướng phát triển năng lực, khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống của cuộc sống Bài tập hóa học theo định hướng năng lực Phân loại bài tập theo định hướng năng lực [3], [4] Hiện nay, theo nhiều tài liệu về lí luận dạy học hóa học bài tập hóa học được phân loại dựa trên cơ sở khác nhau như phân loại theo chủ đề; khối lượng kiến thức; mức độ nhận thức; tính chất bài tập; nội dung và mục đích dạy học... Theo chức năng lý luận dạy học, bài tập có thể bao gồm: Bài tập học và bài tập đánh giá (thi, kiểm tra): - Bài tập học: Bao gồm các bài tập dùng trong bài học để lĩnh hội tri thức mới, chẳng hạn các bài tập về một tình hướng mới, giải quyết bài tập này để rút ra tri thức mới, hoặc các bài tập để luyện tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học. - Bài tập đánh giá: Là các kiểm tra ở lớp do GV ra đề hay các đề tập trung như kiểm tra chất lượng, so sánh; bài thi tốt nghiệp, thi tuyển. Những bài tập học tập dưới dạng học khám phá có thể giúp HS nhiều hơn trong làm quen với việc tự lực tìm tòi và mở rộng tri thức. Tuy nhiên hiện nay bài tập vẫn nặng về các bài luyện tập, bài thi và kiểm tra. Bài tập học tập, lĩnh hội tri thức mới vẫn ít được quan tâm. Theo dạng của câu trả lời của bài tập có bài tập mở và bài tập đóng: - Bài tập đóng: Là các bài tập mà người học (người làm bài) không cần tự trình bày câu trả lời mà lựa chọn từ những câu trả lời cho trước. Trong loại bài tập này, GV đã biết câu trả lời, HS được cho trước các phương án có thể lựa chọn. - Bài tập mở: Là những bài tập mà không có lời giải cố định đối với cả GV và HS (người ra đề và người làm bài); có nghĩa là kết quả bài tập là mở. Chẳng hạn GV đưa ra một chủ đề, một đề tài, HS cần tự bình luận, thảo luận về đề tài đó. Các đề bài bình luận văn học không yêu cầu học theo mẫu, HS tự trình bày ý kiến theo cách hiểu và lập luận của mình là các ví dụ điển hình về bài tập mở. Trong thực tiễn giáo dục trung học hiện nay, các bài tập mở gắn với thực tiễn còn được quan tâm ít. Tuy nhiên, bài tập mở là hình thức bài tập có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực HS. Trong dạy học và kiểm tra đánh giá giai 15

25 đoạn tới, GV cần kết hợp một cách thích hợp các loại bài tập để đảm bảo giúp HS nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản và năng lực vận dụng trong các tình huống phức hợp gắn với thực tiễn Đặc điểm của bài tập định hướng phát triển năng lực [3]. Bài tập định hướng phát triển năng lực mang một số đặc điểm sau: - Yêu cầu của bài tập: yêu cầu của bài tập định hướng phát triển năng lực rất phong phú và đa dạng, có độ khó khác nhau; mô tả tri thức và kỹ năng yêu cầu; định hướng theo kết quả. - Hỗ trợ học tích lũy: Xuyên suốt các nội dung qua các năm học sẽ làm gia tăng sự tích lũy, kinh nghiệm và năng lực của bản thân người học. Thường xuyên vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống. - Hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập: Chẩn đoán và khuyến khích cá nhân; tạo khả năng trách nhiệm đối với việc học của bản thân; sử dụng sai lầm như là cơ hội. - Xây dựng bài tập trên cơ sở chuẩn: Bài tập luyện tập để bảo đảm tri thức cơ sở; thay đổi bài tập đặt ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối, xây dựng tri thức thông minh); thử các hình thức luyện tập khác nhau. - Bao gồm cả những bài tập cho hợp tác và giao tiếp: Tăng cường năng lực xã hội thông qua làm việc nhóm; lập luận, lí giải, phản ánh để phát triển và củng cố tri thức. - Tích cực hóa hoạt động nhận thức: Bài tập giải quyết vấn đề và vận dụng; kết nối với kinh nghiệm đời sống; phát triển các chiến lược giải quyết vấn đề. - Có những con đường và giải pháp khác nhau: Nuôi dưỡng sự đa dạng của các con đường, giải pháp; đặt vấn đề mở; độc lập tìm hiểu; không gian cho các ý tưởng khác thường; diễn biến mở của giờ học. - Phân hóa nội tại: Con đường tiếp cận khác nhau; phân hóa bên trong; gắn với các tình huống và bối cảnh Các bậc trình độ trong bài tập theo định hướng năng lực [3],[4] Về phương diện nhận thức, người ta chia các mức quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận thức tương ứng như sau: Bảng 1.1. Các bậc trình độ trong bài tập theo định hướng năng lực Các mức quá trình Các bậc trình độ nhận thức Các đặc điểm 16

26 1. Hồi tưởng thông tin 2. Xử lý thông tin 3. Tạo thông tin - Tái hiện - Nhận biết lại - Tái tạo lại - Hiểu và vận dụng - Nắm bắt ý nghĩa - Vận dụng Xử lí, giải quyết vấn đề - Nhận biết lại cái gì đã học theo cách thức không thay đổi. - Tái tạo lại cái đã học theo cách thức không thay đổi. - Phản ánh đúng bản chất, ý nghĩa cái đã học. - Vận dụng các cấu trúc đã học trong tình huống tương tự. - Nghiên cứu có hệ thống và bao quát một tình huống bằng những tiêu chí riêng. - Vận dụng các cấu trúc đã học sang một tình huống mới. - Đánh giá một hoàn cảnh, tình huống thông qua những tiêu chí riêng Dựa trên các bậc trình độ nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng phát triển năng lực, có thể xây dựng bài tập theo các dạng: - Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng phát triển năng lực. - Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo. - Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sang tạo của người học. - Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài tập vận dụng và GQVĐ gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình huống thực tiễn. Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau. Trong dạy học định hướng phát triển năng lực, GV cần xây dựng các dạng bài tập theo đúng cách để hình thành các năng lực cho HS Bài tập hóa học thực tiễn Khái niệm bài tập hóa học thực tiễn 17

27 Bài tập hoá học thực tiễn là những bài tập có nội dung hoá học (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Bài tập hoá học thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học hóa học, việc hình hành và phát triển các năng lực cho HS. - Bài tập thực tiễn giúp học sinh thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hoá học. Ngoài ra, còn giúp học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. - Việc giải bài tập thực tiễn giúp học sinh rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như: kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo - Thông qua nội dung bài tập giúp học sinh thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá học từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết làm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho học sinh say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp học sinh có những định hướng nghề nghiệp tương lai. - Ngoài ra, với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn học sinh thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển Phân loại bài tập hóa học thực tiễn BTHH thực tiễn cũng được phân loại tương tự cách phân loại BTHH nói chung. Dựa vào hình thái hoạt động của HS khi giải bài tập, có thể chia thành: Bài tập lý thuyết, bài tập thực nghiệm. Dựa vào tính chất của bài tập, có thể chia thành: - Bài tập định tính: Bao gồm các bài tập về giải thích các hiện tượng, các tình huống nảy sinh trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợp với tình huống thực tiễn, nhận biết, tinh chế, đề ra phương hướng để cải tạo thực tiễn 18

28 Ví dụ: Ở nông thôn nước ta nhiều gia đình vẫn đun bếp rơm, bếp rạ, bếp củi. Khi mua rổ, rá, nong, nia họ thường đem gác lên gác bếp trước khi sử dụng để độ bền của chúng được lâu hơn. Giải thích tại sao? - Bài tập định lượng: Bao gồm dạng bài tập về tính lượng hoá chất cần dùng, pha chế dung dịch Ví dụ: Có 200 ml rượu 70 0 và nước cất đủ dùng cùng dụng cụ đo thể tích cần thiết có thể pha chế được bao nhiêu ml rượu Nêu rõ cách pha. - Bài tập tổng hợp: Bài tập tổng hợp là những bài tập bao gồm cả những kiến thức định tính và kiến thức định lượng. Ví dụ: Trong quá trình chế biến nước mía để thu lấy đường kết tinh (chỉ chứa 2% tạp chất) và rỉ đường (chứa 25% đường nguyên chất) người ta phải dùng vôi sống với lượng 2,8 kg vôi sống để được 100 kg đường kết tinh. a) Vai trò của vôi là gì? b) Tính lượng vôi sống cần để xử lý lượng nước mía trên. Phân loại dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài tập, có thể chia thành: - Bài tập hoá học có nội dung liên quan đến sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Ví dụ: Giấy gạo nếp có thể ăn được bọc ngoài một số loại kẹo, bánh thực ra được chế tạo từ gì? - Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập: Có thể là một kiến thức trong thực hành, các mẹo trong việc sử dụng, bảo quản thức ăn hay các đồ gia dụng khác. Ví dụ: Để rửa sạch chai lọ đựng anilin, nên dùng cách nào sau đây: A. Rửa bằng xà phòng. B. Rửa bằng nước. C. Rửa bằng dung dịch NaOH, sau đó rửa lại bằng nước. D. Rửa bằng dung dịch HCl, sau đó rửa lại bằng nước. - Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường: Ví dụ: Trước đây phần lớn axetilen được sản xuất từ đất đèn. Phương pháp này có nhược điểm gì? Có nên xây dựng các lò sản xuất đất đèn ở khu vực đông dân không? Vì sao? 19

29 Dựa vào mức độ nhận thức của HS. Căn cứ vào chất lượng của quá trình lĩnh hội và kết quả học tập, GS. Nguyễn Ngọc Quang [9] đã đưa ra 4 trình độ lĩnh hội (4 mức độ) như sau: - Mức 1: Chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lí thuyết. Ví dụ: Trong thành phần của một số dầu để pha sơn có este của glixerol với các axit cacboxylic không no C 17 H 31 COOH (axit linoleic) và C 17 H 29 COOH (axit linolenic). a) Viết công thức cấu tạo thu gọn của các este (chứa 3 nhóm chức este) của glixerol với các gốc axit trên. b) Cho hỗn hợp của tất cả các este đó tác dụng với một lượng dư H2có chất xúc tác Ni. Viết công thức cấu tạo của sản phẩm. - Mức 2: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết. Ví dụ: Trong khẩu phần ăn, tinh bột có vai trò như thế nào? - Mức 3: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình huống xảy ra trong thực tiễn. Ví dụ: Vì sao khi ta để chiếc thìa đang dùng để ăn vào xoong cháo thì sau một thời gian xoong cháo bị vữa? - Mức 4: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng hoá học để giải quyết những tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ, đơn giản, đề ra kế hoạch hành động cụ thể, viết báo cáo. Ví dụ: Điesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu điesel nhưng không phải sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật (cây cải dầu, cây đậu nành, cây hướng dương, dầu dừa, dầu hạt cau) hay mỡ động vật (cá da trơn). Nhìn theo phương diện hoá học thì điesel sinh học là metyl este của những axit béo. Để sản xuất điesel sinh học người ta pha khoảng 10% metanol vào dầu thực vật (mỡ động vật) và dùng nhiều chất xúc tác khác nhau (KOH, NaOH, ancolat). Phản ứng tiến hành ở áp suất thường, nhiệt độ 60 0 C. Hãy viết phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình sản xuất điesel sinh học. Phân tích ưu, nhược điểm của việc sản xuất loại nhiên liệu này Một số nguyên tắc xây dựng bài tập hóa học thực tiễn 20

30 Việc xây dựng bài tập hóa học thực tiễn phải tuân theo một số nguyên tắc sau: Nội dung bài tập phải dựa trên mục tiêu dạy học: Việc thiết kế bài tập phải dựa trên mục tiêu dạy học và dựa trên những chuẩn kiến thức kĩ năng mà học sinh cần đạt đối với chương trình hóa học phổ thông. Nội dung bài tập thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại: Trong bài BTHH thực tiễn ngoài nội dung hóa học còn có những nội dung thực tiễn. Những nội dung thực tiễn này phải chính xác, không được tùy tiện đưa vào. Ngoài ra, không nên đưa các công nghệ đã quá cũ và lạc hậu hiện không dùng hoặc ít dùng. BTHH thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của HS: Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học thì rất nhiều, rất rộng. Nếu BTHH thực tiễn có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh HS thì sẽ tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi giải. Ví dụ: Để làm sạch nhựa quả dính vào dao khi cắt (ví dụ nhựa mít) người ta thường A. Nhúng dao vào xăng hoặc dầu hoả. B. Nhúng dao vào nước xà phòng. C. Ngâm dao vào nước nóng. D. Ngâm dao vào nước muối. Học sinh với kinh nghiệm có được trong quá trình tham gia sản xuất và kiến thức hoá học đã có sẽ lựa chọn phương án trả lời, giải thích sự lựa chọn của mình. Học sinh sẽ có sự háo hức chờ đợi thầy cô đưa ra đáp án đúng để khẳng định mình. Trong bài tập này khi học sinh giải sẽ có một số khả năng xảy ra như sau: - Học sinh lựa chọn và giải thích đúng. Đây sẽ là niềm vui rất lớn đối với học sinh vì kinh nghiệm của mình là đúng theo khoa học hoá học. - Học sinh lựa chọn phương án đúng nhưng không giải thích được hoặc giải thích chưa đúng. - Học sinh lựa chọn và giải thích chưa đúng. 21

31 Trong khả năng 2, 3 học sinh sẽ cảm thấy tiếc nuối vì bản thân đã gần tìm ra câu trả lời, từ đó học sinh sẽ có động lực để quan sát thực tiễn và vận dụng kiến thức hoá học một cách linh hoạt hơn để giải thích các tình huống thực tiễn hoặc thay đổi việc làm theo thói quen chưa đúng khoa học của bản thân. BTHH thực tiễn phải dựa vào nội dung học tập: Các BTHH thực tiễn cần có nội dung sát với chương trình mà HS được học. Nếu BTHH thực tiễn có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức hoá học thì sẽ không tạo được động lực cho HS để giải bài tập đó. Bài tập hoá học phải đảm bảo logic sư phạm: Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hoá học phổ thông trong chương trình, nên khi xây dựng bài tập thực tiễn cho học sinh phổ thông cần phải có bước xử lý sư phạm để làm đơn giản tình huống thực tiễn. Các yêu cầu giải bài tập thực tiễn cũng phải phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh. Bài tập hóa học thực tiễn phải có tính hệ thống, logic: - Các BTHH thực tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài, theo mức độ phát triển của HS. Trong mỗi chương, bài nên có tất cả các loại, dạng BTHH thực tiễn. - Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá, cần phải xây dựng những bài tập thực tiễn ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận thức của HS để nâng dần trình độ, khả năng nhận thức của HS. - Biến hoá nội dung bài tập thực tiễn theo phương pháp tiếp cận mođun. Xây dựng một số bài tập thực tiễn điển hình (xây dựng theo phương pháp tiếp cận mođun) và từ đó có thể lắp ráp chúng vào các tình huống thực tiễn cụ thể, nội dung bài học cụ thể, hoặc tháo gỡ bài toán phức tạp thành những bài toán đơn giản, tạo ra những bài tập mới Thực trạng sử dụng BTHH với thực tiễn trong dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh ở trường THPT Mục đích và đối tượng điều tra 22

32 Mục đích: Để đánh giá thực trạng việc phát triển năng lực VDKT cho HS thông qua sử dụng BTHH thực tiễn trong dạy học hóa học, nhận thức của GV và HS về vai trò của việc phát triển năng lực VDKT cho HS THPT. Đối tượng: Tiến hành điều tra 18 GV và 259 HS lớp 12 ở 3 trường THPT thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm trường THPT Ứng Hòa B, THPT Lý Tử Tấn và THPT Mỹ Đức A Phương pháp điều tra Chúng tôi tiến hành điều tra: - Xây dựng phiếu điều tra dành cho GV và HS - Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp giáo viên và học sinh tại ba trường trung học phổ thông trên. - Gửi và thu phiếu điều tra cho giáo viên, học sinh, thu thập và xử lí số liệu Kết quả điều tra Bảng 1.1: Tần suất sử dụng bài tập hoá học có nội dung gắn với thực tiễn đối với giáo viên trong dạy học hóa học ở trường THPT. Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ Kết quả 0/ 18 8/18 9/18 1/18 Phần trăm 0% 44,4% 50% 5,6 % Bảng 1.2: Kết quả điều tra sử dụng bải tập có nội dung gắn với thực tiễn trong các tiết học. Nghiên cứu bài mới Ôn tập, luyện tập Thực hành Kiểm tra Kết quả 8/18 9/18 2/18 5/18 Phần trăm 44,4% 50% 11,1% 27,8% Bảng 1.3: Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết sử dụng bài tập có nội dung gắn với thực tiễn. Kết quả Cần thiết 18/18 Không cần thiết Ý kiến khác 0 0 Phần trăm 100%

33 Bảng 1.4: Kết quả tìm hiểu nguyên nhân của việc ít hoặc không đưa bài tập thực tiễn vào trong dạy học hóa học đối với giáo viên THPT. Nguyên nhân Số GV Phần trăm Không có nhiều tài liệu 15/18 83,33% Mất nhiều thời gian tìm kiếm, biên soạn 15/18 83,33% Thời gian tiết học hạn chế 3/18 16,67% 24

34 Bảng 1.5: Kết quả điều tra hứng thú của HS khi có yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn trong môn hóa học Thích Không thích Bình thường Kết quả 115/259 69/259 75/259 Phần trăm 44,4% 26,6% 29,0% Đánh giá kết quả điều tra Qua kết quả điều tra thu được chúng tôi thấy: - GV đều nhận thấy được tầm quan trọng của bài tập thực tiễn đối với việc phát triển năng lực cho HS. Tuy nhiên, mức độ sử dụng những bài tập này trong giảng dạy còn thấp. Nguyên nhân của việc này được các GV giải thích do các tài liệu về bài tập hóa học thực tiễn còn chưa nhiều, việc biên soạn những bài tập thực tiễn mất nhiều thời gian. - Kiến thức thực tiễn GV khai thác còn nghèo nàn, bài tập chưa có sự phân dạng cụ thể, kiến thức đưa vào còn chưa có hệ thống, do đó học sinh vận dụng vào thực tiễn còn chậm. - Đa số HS được hỏi đều quan tâm, hứng thú với những bài tập thực tiễn. Khi được giao những bài tập thực tiễn về nhà các em rất chăm chỉ tìm hiểu, nghiên cứu để giải các bài tập đó. Kết quả trên cho thấy việc xây dựng được một hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn rất có ý nghĩa, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường trung học phổ thông. Tiểu kết chương 1 Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sở là lí luận của đề tài gồm: - Năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho học sinh THPT - Năng lực vận dụng kiến thức, cấu trúc và các biện pháp để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh. - Đưa ra khái niệm bài tập hóa học, bài tập hóa học thực tiễn và lí do vì sao phải sử dụng bài tập hóa học thực tiễn. Đây là những cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi nghiên cứu xây dựng BTHH theo định hướng phát triển năng lực và phương pháp sử dụng chúng trong bài dạy để phát triển năng lực VDKT cho HS. 25

35 CHƯƠNG 2: TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN VỀ ESTE, CACBOHIDRAT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG 2.1. Mục tiêu chương trình hóa học lớp Mục tiêu phần este, cacbohidrat Kiến thức HS biết: - Cấu tạo, tính chất, ứng dụng của este lipit, phản ứng xà phòng hoá; xà phòng và các chất giặt rửa, một số dẫn xuất của axit cacboxylic. - Biết cấu trúc phân tử, tính chất của các hợp chất cacbohiđrat. - Sự chuyển hóa tinh bột HS Hiểu: - Hiểu thế nào là chất béo, xà phòng, chất giặt rửa tổng hợp; cách sử dụng chất béo, xà phòng và chất giặt rửa một cách hợp lí. - Hiểu các nhóm chức chứa trong phân tử các hợp chất monosaccarit, đisaccarit và polisaccarit tiêu biểu; từ cấu tạo của các hợp chất trên, dự đoán tính chất hoá học của chúng; từ các tính chất hoá học (tính chất nghiên cứu và các thí nghiệm) khẳng định cấu tạo của các hợp chất cacbohidrat Kĩ năng - Viết công thức cấu tạo, gọi tên các hợp chất este, cacbohidrat. - Viết các phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học các este và các hợp chất cacbohiđrat. - Vận dụng một số kiến thức vào thực tế như: Giải thích sự chuyển hóa chất béo trong cơ thể; Cơ chế hoạt động của chất giặt rửa. - Giải các bài toán về este, cacbohidrat - Thực hành, quan sát các thí nghiệm, giải thích các thí nghiệm về este và hợp chất cacbohidrat. - Thiết lập được mối quan hệ hai chiều giữa: cấu tạo tính chất điều chế ứng dụng Thái độ 26

36 - Nắm vững cấu tạo và tính chất của mỗi loại chất và quan hệ biện chứng giữa chúng, các em có thể chủ động tập dượt thiết kế sơ đồ điều chế một chất theo yêu cầu của bài tập. Từ đó học sinh có thêm lòng tin vào khoa học, tự tin ở năng lực của bản thân mình và năng lực của con người đối với thiên nhiên. - Xây dựng đức tính: cẩn thận, kiên nhẫn, trung thực, khoa học trong công việc. Ý thức tìm tòi và khám phá các hiện tượng xung quanh để tìm ra bản chất của các hiện tượng đó Phát triển năng lực - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách nghiên cứu bài tập nhận thức để phát hiện được mâu thuẫn và phát biểu rõ được vấn đề cần giải quyết. - Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Thông qua việc gọi tên các hợp chất este cacbohdrat HS sẽ phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học - Phát triển năng lực thực hành; phát triển năng lực hợp tác phối hợp làm việc theo nhóm nhỏ. - Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: Sử dụng những kiế thức về este, lipit và cacbohidrat các em giải thích một số hiện tượng quan sát được trong thực tiễn và sản xuất Hóa học - Phát triển năng lực tính toán Cấu trúc logic phần este, cacbohidrat Chương este lipit (SGK cơ bản) Hóa học 12 được phân bố học 5 tiết: Tên chương Lí thuyết Luyện tập Thực hành Tổng số Este - lipit Các nội dung này được cấu trúc trong các bài học: Bài 1: Este Bài 2: Lipit Bài 4: Luyện tập Este và chất béo Bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp Như vậy chương này nghiên cứu về các hợp chất Este Lipit và các chất giặt rửa tổng hợp, đồng thời chú trọng đến những ứng dụng của chất béo trong đời sống hàng ngày và trong sản xuất chất giặt rửa, xà phòng. như sau: Chương Cacbohidrat (SGK cơ bản) Hóa học 12 được phân bố theo thời lượng Tên chương Lí thuyết Luyện tập Thực hành Tổng số Cacbohidrat

37 Các nội dung này được cụ thể hóa trong các bài: Bài 5: Glucozơ. Bài 7: Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohidrat. Bài 6: Saccarozơ, tinh bột Bài 8: Thực hành điều chế, tính chất hóa học và xenlulozơ. của este và cacbohidrat Trong chương này chúng ta tìm hiểu về cấu tạo, cấu trúc phân tử, những tính chất và ứng dụng hàng ngày của các hợp chất cacbohidrat Xây dựng bài tập Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng hệ thống BTHH để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh Khi tuyển chọn, xây dựng BTHH thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh phải tuân theo một số qui tắc đã được trình bày trong mục Cụ thể gồm 6 nguyên tắc sau: - Nội dung bài tập phải dựa trên mục tiêu bài học - Nội dung bài tập thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại. - BTHH thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của HS. - BTHH thực tiễn phải dựa vào nội dung học tập. - Bài tập hoá học phải đảm bảo logic sư phạm. - Bài tập hóa học thực tiễn phải có tính hệ thống, logic Quy trình xây dựng bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh Các bước thiết kế bài tập hoá học thực tiễn Để xây dựng bài tập hóa học thực tiễn ta thực hiện theo ba bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung và đối tượng học tập: Để thực hiện được bước này, người giáo viên cần: - Phân tích mục tiêu của chương, bài để định hướng cho việc thiết kế bài tập. - Nghiên cứu kĩ nội dung các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo về nội dung hoá học và các ứng dụng hoá học của các chất trong thực tiễn, tìm hiểu các công nghệ, nhà máy sản xuất có liên quan đến nội dung hoá học của bài. - Nghiên cứu đặc điểm, trình độ nhận thức của học sinh, kinh nghiệm sống của học sinh để thiết kế bài tập thực tiễn cho phù hợp, tạo hứng thú cho học sinh khi 28

38 giải các bài tập thực tiễn đó. Bước 2: Thiết kế bài tập và phương pháp giải bài tập. - Xác định những nội dung kiến thức, kĩ năng có liên quan nhằm xây dựng một hệ thống mã hóa phù hợp với cơ cấu chủ đề, nội dung đã chọn. Ở bước này, giáo viên tiến hành: + Thiết kế bài tập thực tiễn phù hợp với những yêu cầu ở bước 1. + Giải và kiểm tra lại bài tập thực tiễn. + Dự kiến các cách giải của từng bài tập, dự kiến các cách giải của học sinh, dự kiến những sai lầm dễ mắc của học sinh trong quá trình giải và đưa ra cách khắc phục. Bước 3: Dự kiến thời điểm và phương pháp sử dụng bài tập thực tiễn để đạt hiệu quả cao nhất Ví dụ minh họa Xây dựng bài tập thực tiễn cho phần chất béo (Bài Lipit Hóa học 12 cơ bản). Bước 1: + Mục tiêu: Chất béo là este 3 chức. Vì vậy chất béo sẽ có những tính chất hóa học của este. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng có một số tính chất riêng. HS có thể vận dụng những kiến thức đã biết về este để giải thích một số tính chất của chất béo. + Tham khảo các tài liệu có liên quan đến tính chất hóa học của chất béo như: thịt mỡ ăn kèm với dưa hành, dầu mỡ ôi thiu, sản xuất bơ nhân tạo Các tính chất này HS có thể nhìn thấy hàng ngày. Tuy nhiên để giải thích đúng bản chất của nó thì không phải HS nào cũng giải thích được. Bước 2: Xây dựng bài tâp: - Ví dụ: Dầu mỡ (thực phẩm) để lâu bị ôi thiu là do Chọn câu trả lời đúng nhất A. Chất béo bị vữa ra. B. Chất béo bị thủy phân với nước trong không khí. C. Chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí. D. Bị vi khuẩn tấn công. 29

39 - Dự kiến câu trả lời: Đáp án C. Có nhiều nguyên nhân gây ôi mỡ, nhưng chủ yếu nhất là do oxi không khí cộng vào nối đôi ở gốc axit không no tạo ra peoxit, chất này bị phân huỷ thành các anđehit có mùi khó chịu. - Dự kiến khó khăn của HS: + Thường các em sẽ chọn đáp án D. Các em sẽ suy nghĩ theo lối thuần túy đơn giản là bị vi khuẩn hơn là suy nghĩ sâu xa vì chất béo chứa những liên kết đôi ở gốc axit có thể bị oxi hóa thành gốc axit. + Khi học xong tính chất hóa học các em cũng có thể sẽ chọn phương án B Hệ thống bài tập phần este, cacbohidrat chương trình hóa học Hệ thống bài tập trắc nghiệm tự luận Bài tập trắc nghiệm tự luận về este - Lipit Câu 1. Một số este có mùi thơm đặc trưng như hoa nhài (do benzyl atxetat), mùi rượu rum (do isobutyl propionat), mùi dầu chuối do (n-amyl axetat). Viết công thức cấu tạo của các este trên Hướng dẫn Công thức cấu tạo: Benzyl atxetat: CH 3 COOC 6 H 5 Isobutyl propionat: CH 3 CH 2 COOCH 2 CH(CH 3 ) 2 n-amyl axetat: CH 3 COOCH 2 [CH 2 ] 3 CH 3 Câu 2: Tiến hành thí nghiệm sau: Nhỏ vài giọt dầu ăn vào trong ống nghiệm đựng nước (biết dầu ăn là một este). Quan sát hiện tượng và giải thích? Hướng dẫn Hiện tượng: dầu ăn nổi trên mặt nước và không tan trong nước. Giải thích: dầu ăn nổi trên mặt nước vì dầu ăn là este nhẹ hơn nước và rất ít tan trong nước (este là chất không phân cực còn nước là dung môi phân cực). Câu 3. Một số este có mùi thơm tinh dầu hoa quả được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và nước hoa như: a. Benzyl axetat có mùi hoa nhài. b. Etyl butirat và Etyl propionat có mùi dứa. c. Amyl axetat có mùi dầu chuối. 30

40 d. Isoamyl axetat có mùi chuối chín. e. Etyl fomat có mùi đào chín. f. Isobutyl propionat: Mùi rượu rum Viết các phương trình hóa học (PTHH) của các phản ứng điều chế các este trên từ ancol và axit tương ứng. Phương trình phản ứng điều chế este: Hướng dẫn H SO dac a. CH COOH + C H CH OH CH COOCH C H + H O H SO dac b. CH CH CH COOH + C H OH CH CH CH COOC H + H O H SO dac CH CH COOH + C H OH CH CH CH COOC H + H O H2SO4 dac c. CH3COOH + CH (CH ) OH H SO dac d. CH COOH + (CH ) CHCH CH OH CH COOCH CH CH(CH ) + H O H SO dac e. HCOOH + C H OH HCOOC H + H O CH COOCH (CH ) CH + H2O H 2 SO 4 dac f. (CH 3) 2CHCH2COOH + C H OH (CH ) CHCH COOC H + H O Câu 4. Tiến hành thí nghiệm sau: Cho dầu chuối (isoamyl axetat) vào một cốc đựng dung dịch NaOH thì thấy chất lỏng trong cốc tách thành hai lớp. Khuấy đều và đun hỗn hợp đó một thời gian thì thấy chất lỏng trong cốc tạo thành một dung dịch đồng nhất. Hãy giải thích hiện tượng trên và viết phương trình hóa học của phản ứng. Hướng dẫn - Dầu chuối là este nên không tan trong dung dịch ở điều kiện thường do đó chất lỏng trong cốc tách thành hai lớp. - Khi khuấy và đun một thời gian, phản ứng xà phòng hóa tạo muối và ancol tan được trong nước nên thành một dung dịch đồng nhất. - PTHH: CH 3 COOCH 2 CH 2 CH(CH 3 ) 2 +NaOH 0 t CH 3 COONa + (CH 3 ) 2 CHCH 2 CH 2 OH Câu 5. Một HS điều chế etyl axetat bằng cách đun nóng ancol etylic với giấm có axit sunfuric làm xúc tác. Thí nghiệm có thành công không? Vì sao? 31

41 Hướng dẫn Thí nghiệm sẽ thu được este với hiệu suất rất thấp. Vì trong giấm nồng độ axit axetic quá nhỏ (3-5%), lượng nước quá lớn (95-97%). Vì vậy, phản ứng este hoá khó xảy ra. Câu 6. Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với metanol có axit sunfuric xúc tác, người ta thu được metyl salixylat (C 8 H 8 O 3 ) dùng làm thuốc xoa bóp giảm đau. Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic (CH 3 CO) 2 O thu được axit axetyl salixylic (C 9 H 8 O 4 ) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Hãy viết các phương trình hóa học của các phản ứng điều chế metyl salixylat và axit axetyl salixylic từ khí thiên nhiên chứa thành phần chính là metan. Hướng dẫn: *Điều chế metyl salixylat dùng làm thuốc xoa bóp giảm đau: - Điều chế axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic): 1500 xt, t Br, xtfebr CH C H C H 0 OH, t, p cao C H Br C H OH OH CO 2 OH COONa HCl OH COOH NaOH, t o, p - Điều chế metanol: CH CH Cl CH OH Cl2 NaOH Điều chế metyl salixylat: OH COOH OH COOCH 3 * Điều chế axit axetyl salixylic (aspirin) H O O P O 2 2 Hg C H CH CH O CH COOH CH CO O xt Mn H2O OH COOH +(CH3 CO) 2 O OOCCH 3 COOH 32

42 Câu 7. Vì sao các chất béo (dầu, mỡ, ) không tan trong nước mà tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực hoặc ít phân cực, thí dụ benzen, etanol? Hướng dẫn Do chất béo là trieste của glixerol và axit béo, do đó chất béo là chất không phân cực mà nước là dung môi phân cực nên chất béo không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi không phân cực hoặc ít phân cực. Câu 8. Dầu thực vật và dầu bôi trơn thông thường có thành phần hóa học giống hay khác nhau? Hướng dẫn Dầu thực vật có thành phần chính là chất béo tức là trieste của glixerol với axit béo. Còn dầu bôi trơn là hỗn hợp các ankan nằm trong khoảng từ C 16 đến C 20. Như vậy dầu thực vật và dầu bôi trơn có thành phần hóa học khác nhau. Câu 9. Một bạn học sinh bị dính dầu ăn vào áo. Em hãy đề xuất một số biện pháp để làm sạch vết dầu ăn đó. Giải thích cách làm. Hướng dẫn - Để làm sạch dầu ăn bám vào quần áo có thể giặt bằng xà phòng, tẩy bằng cồn 96 0 hoặc tẩy bằng xăng. - Giải thích: Dựa vào tính chất vật lý ta thấy chất béo không tan trong nước, do đó không thể dùng nước làm sạch được. Dùng xà phòng, cồn 96 0, và xăng thì có thể tẩy được. Vì dầu ăn hoà tan được trong các chất trên. Câu 10. Để phân biệt dầu bôi trơn máy và dầu thực vật người ta lần lượt cho 2 dầu trên vào dung dịch NaOH đun nóng. Nêu hiện tượng có thể quan sát được và giải thích. Hướng dẫn Dầu nào không tan là dầu bôi trơn vì dầu bôi trơn là thành phần của hidrocacbon không tan trong nước cũng như không phản ứng với NaOH nên nổi lên trên. Dầu nào tan dần là dầu thực vật vì dầu thực vật là chất béo có phản ứng xà phòng hóa với NaOH. Câu 11. Trong thành phần của một số dầu để pha sơn có trieste của glixerol với các axit cacboxylic không no C 17 H 31 COOH (axit linoleic) và C 17 H 29 COOH (axit 33

43 linolenic). a. Viết công thức cấu tạo thu gọn của các trieste (chứa 3 nhóm chức este) của glixerol với các gốc axit trên. b. Cho hỗn hợp của tất cả các trieste đó tác dụng với một lượng dư H 2 có chất xúc tác Ni. Viết công thức cấu tạo của sản phẩm. Hướng dẫn a) Có thể có 6 este: CH CH2 OCOC 17H 29 CH2 OCOC 17H 31 CH OCOC H b) Được 1 sản phẩm duy nhất: Glixeryl tristearat hay tristearin CH OCOC H CH OCOC H CH OCOC H CH OCOC H CH CH OCOC H OCOC H CH OCOC H OCOC H CH OCOC H CH OCOC H CH CH OCOC H OCOC H CH OCOC H OCOC H CH OCOC H OCOC H Câu 12. Khi đi qua những nơi phun sơn thường ngửi thấy mùi gần giống như mùi dầu chuối. Hãy giải thích vì sao lại có mùi như vậy. Hướng dẫn Dung môi cho một số loại sơn tổng hợp thường là các este có công thức CH 3 COOC n H 2n+1. Các este CH 3 COOC 4 H 9, CH 3 COOC 5 H 11 có mùi gần giống với mùi dầu chuối (CH 3 COOCH 2 (CH 2 ) 3 CH 3 ). Vì vậy, khi đi qua những nơi phun sơn thường ngửi thấy mùi dầu chuối. Câu 13. Đối với người Việt ta, ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong quan niệm dân gian ta, ngày Tết cổ truyền của dân tộc không thể thiếu: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh Bằng kiến thức hóa học, hãy giải thích vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn kèm với nhau. Hướng dẫn CH CH CH OCOC H CH OCOC H

44 Mỡ là trieste của glixerol với các axit béo C 3 H 5 (OCOR) 3. Hành muối và các loại dưa chua cung cấp H + có lợi cho việc thuỷ phân este do đó có lợi cho sự tiêu hoá mỡ và ăn sẽ bớt cảm giác ngấy, nên ăn có cảm giác ngon hơn. Câu 14. Trong ẩm thực, khi nấu mỡ thường nấu kèm với dưa chua và ninh càng nhừ thì càng ngon. Vì sao dưa chua nấu với mỡ, ninh nhừ mới ngon? Hướng dẫn Dưa chua cung cấp môi trường axit xúc tác cho phản ứng thuỷ phân chất béo tạo ra glixerol là chất có vị ngọt: H 0, t C H OCOR 3H O C H OH 3RCOOH Cũng trong điều kiện đó các chất gluxit, protein có trong dưa cũng bị thuỷ phân tạo ra các chất đường và các amino axit đều có vị ngọt. Như vậy ta có được canh dưa không chua gắt mà chua ngọt, lượng mỡ bị giảm đi trong quá trình ninh làm cho canh không quá béo, ninh càng nhừ thì càng ngon. Câu 15. Khi sử dụng dầu, mỡ để rán, chiên thường lượng dầu, mỡ vẫn còn thừa và được dùng để tiếp tục chế biến các bữa tiếp theo. Nhưng theo khoa học, việc tái sử dụng nhiều lần dầu, mỡ đặc biệt dầu mỡ đã có mùi khét, màu đen là không tốt. Bằng kiến thức hoá học Em hãy giải thích vì sao việc tái sử dụng này lại không tốt? Hướng dẫn Khi đun ở nhiệt độ không quá C, lipit không có biến đổi đáng kể ngoài hoá lỏng. Khi đun lâu ở nhiệt độ cao, các axit béo không no sẽ bị oxi hoá làm mất tác dụng có ích với cơ thể. Các liên kết đôi trong cấu trúc của chúng bị bẻ gãy tạo thành sản phẩm trung gian như peoxit, anđehit có hại. Câu 16. a. Dầu mỡ động - thực vật để lâu thường có mùi khó chịu, ta gọi đó là hiện tượng ôi mỡ. Cho biết nguyên nhân gây nên hiện tượng ôi mỡ và biện pháp ngăn ngừa quá trình ôi mỡ. b. Trong quá trình sử dụng chất béo, một bạn học sinh phát hiện thấy rằng dầu thực vật thì nhanh bị ôi thiu hơn mỡ lợn. Bằng kiến thức hóa học em hãy giúp bạn giải thích thắc mắc trên. Hướng dẫn a. Dầu mỡ để lâu ngày trở thành có mùi khét, khó chịu đó là sự ôi mỡ. Có nhiều nguyên nhân gây ôi mỡ, nhưng chủ yếu nhất là do oxi không khí cộng vào nối 35

45 đôi ở gốc axit không no tạo ra peoxit, chất này bị phân huỷ thành các anđehit có mùi khó chịu. Có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau: ' " ' " 2 R CH CH R O R CH CH R gc axit bo khng no O O peoxit ' " R CH O R CH O anehit Để tránh ôi mỡ cần bảo quản dầu mỡ ở nơi mát mẻ, đựng đầy, nút kín (tránh oxi của không khí) và có thể cho vào mỡ những chất chống oxi hoá không độc hại. b. Dầu thực vật (chất béo lỏng) là các chất béo chứa nhiều gốc axit không no, nên bị oxi hoá nhiều hơn do đó dễ bị ôi hơn. Còn mỡ động vật (chất béo rắn) là chất béo chứa nhiều gốc axit béo no, rất ít gốc axit béo không no nên thời gian bị oxi hóa sẽ lâu hơn do đó lâu bị ôi thiu hơn so với dầu thực vật. Câu 17. Vì sao để thuỷ phân hoàn toàn dầu mỡ cần phải đun nóng với kiềm ở nhiệt độ cao còn ở bộ máy tiêu hoá dầu mỡ bị thuỷ phân hoàn toàn ngay ở nhiệt độ 37 0 C? Hướng dẫn Đun nóng làm tăng tốc độ phản ứng thuỷ phân (Tăng nhiệt độ tốc độ phản ứng sẽ tăng). Kiềm vừa làm xúc tác vừa trung hoà axit béo làm cho phản ứng nghịch không xảy ra: C H OCOR 3NaOH C H OH 3RCOONa Trong bộ máy tiêu hoá chất béo bị nhũ tương hoá bởi muối của axit mật. Sau đó nhờ tác dụng xúc tác đặc hiệu của enzim lipaza nó bị thuỷ phân hoàn toàn ở nhiệt độ của cơ thể: Lipaza C H OCOR 3H O C H OH 3RCOOH Câu 18. Từ một loại động vật ở Việt Nam, người ta tách được hợp chất A có công thức phân tử là C 8 H 14 O 2. Thuỷ phân A thu được X (C 6 H 12 O) và Y (C 2 H 4 O 2 ). X là hợp chất mạch hở không phân nhánh, tồn tại ở dạng trans, có thể tác dụng với dung dịch KMnO 4 loãng, nguội tạo ra hexa -1, 2, 3 triol. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, A. Hướng dẫn - Thuỷ phân A: 36

46 H C H O H O C H O C H O Y X A là este, X là ancol C 6 H 11 OH, Y là axit CH 3 - COOH. - X tác dụng với KMnO 4 thu được hexa - 1, 2, 3 - triol vậy X có liên kết đôi C=C ở vị trí cacbon số 2. Mặt khác, X dạng trans, do đó công thức cấu tạo của X: CH CH CH H C C H và công thức cấu tạo của A: CH CH CH H C C CH OH H CH O C CH 2 3 O Câu 19. Người ta sản xuất thủy tinh hữu cơ (thủy tinh plexiglas) theo sơ đồ: CH3OH TH, xt, CH 2 = C(CH 3 ) COOH h CH 1 % 2 =C(CH 3 ) COOCH o 3 h thủy tinh. 2 Tính khối lượng ancol metylic và axit metacrylic cần lấy để tạo ra một tấn thủy tinh (biết hiệu suất của từng quá trình là h 1 = 65% và h 2 = 95%). Hướng dẫn - Hiệu suất chung của cả quá trình: H = 65%.95% = 61,75% - Sơ đồ điều chế: CH 3 CH 3 CH 3 2 1% nch 2 =C + nch 3 OH h nch 2 =C H2O CH 2 =C TH, xt, o h2 COOH COOCH 3 COOCH 3 n Cứ 86 tấn 32 tấn 100 tấn m 1 tấn m 2 tấn 1 tấn - Vậy khối lượng axit metacrylic và ancol metylic cần dùng: maxit acrylic. 1, 4 tấn , 75 37

47 mancol metylic. 0,52 tấn , 75 Câu 20. Khi chúng ta ăn chè, bánh trôi, bánh chay, người bán thường vẩy vài giọt dung dịch không màu có mùi thơm được gọi là dầu chuối (Isoamyl axetat). Để điều chế được 14,16 gam dầu chuối người ta đun nóng hỗn hợp gồm 16,2 gam axit axetic và 15,2 gam ancol isoamylic (CH 3 ) 2 CHCH 2 CH 2 OH với H 2 SO 4 đặc. Tính hiệu suất của phản ứng điều chế dầu chuối trên. Số mol các chất: Hướng dẫn 16,2 15,2 nch 3COOH 0,27 mol; nancol isoamylic 0,2 mol ,16 nisoamyl axetat 0,12 mol 118 Phương trình phản ứng: CH COOH + (CH ) CHCH CH OH CH COOCH CHCH (CH ) + H O Vì n 3 isoamylic. 0,2 mol 0,2 mol n CH C OOH Isoamyl axetat Hiệu suất của phản ứng: nên hiệu suất của phản ứng tính theo ancol H 0,12.100% 60% 0,2 Câu 21. Thuỷ phân hoàn toàn 10 g một loại chất béo cần 1,2 g NaOH. Từ 1 tấn chất béo trên đem nấu với NaOH thì lượng muối (dùng sản xuất xà phòng) thu được là bao nhiêu? Phương trình phản ứng: Hướng dẫn C 3 H 5 (OOCR) 3 + 3NaOH 3RCOONa + C 3 H 5 (OH) 3 1 tấn mol mol Lượng NaOH cần để thủy phân 1 tấn chất béo: 1,2.1 mnaoh 0,12 tấn 10 nnaoh 0, Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: m chất béo + m NaOH = m muối + m glixerol mol 38

48 m muối = m chất béo + m NaOH - m glixerol m muối = 1 + 0, ,003 = 1,028 tấn Câu 22. Từ quả đào chín người ta tách ra được chất A có công thức phân tử C 3 H 6 O 2. A có phản ứng tráng bạc, không phản ứng với Na; trong phân tử A chỉ có 1 loại nhóm chức. Xác định công thức cấu tạo của A và gọi tên A theo danh pháp thay thế. Hướng dẫn Vì A tham gia phản ứng tráng bạc nên A có thể là andehit, hoặc este (công thức C 3 H 6 O 2 nên không thể là axit fomic). Mặt khác, trong phân tử A chứa 2 nguyên tử oxi, A lại chỉ có một nhóm chức nên A phải là este của axit fomic. Công thức cấu tạo thu gọn của A là: HCOOCH 2 CH 3. Câu 23. Điesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu điesel nhưng không phải sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật (cây cải dầu, cây đậu nành, cây hướng dương, dầu dừa, dầu hạt cau) hay mỡ động vật (cá da trơn). Nhìn theo phương diện hoá học thì điesel sinh học là metyl este của những axit béo. Để sản xuất điesel sinh học người ta pha khoảng 10% metanol vào dầu thực vật (mỡ động vật) và dùng nhiều chất xúc tác khác nhau (KOH, NaOH, ancolat). Phản ứng tiến hành ở áp suất thường, nhiệt độ 60 0 C. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất điesel sinh học. Phân tích ưu, nhược điểm của việc sản xuất loại nhiên liệu này. Hướng dẫn * Phương trình phản ứng: CH OCOR CH OH RCOOCH ,KOH ' CH OCOR 3CH OH CH OH R COOCH ' 3 3 '' '' CH OCOR CH OH R COOCH * Ưu điểm: - Quá trình sản xuất điesel không có chất thải vì sản phẩm phụ có thể tiếp tục sử dụng (bã cây cải dầu làm thức ăn cho động vật, glixerol dùng trong ngành công nghiệp hoá chất) nên giảm thiểu được sự ô nhiễm môi trường. - Sử dụng thay thế khi các nguồn nguyên liệu xăng dầu ngày càng cạn kiệt. 39

49 * Nhược điểm: Cần một diện tích canh tác lớn, nguồn nhân công trồng trọt nhiều. Câu 24. Vì sao xà phòng bị giảm tác dụng giặt rửa trong nước cứng còn bột giặt tổng hợp thì không? Hướng dẫn - Khi giặt rửa trong nước cứng, xà phòng bị giảm tác dụng giặt rửa do các ion Ca 2+, Mg 2+ gây ra phản ứng kết tủa, thí dụ: 2 2CH CH COONa Ca CH CH COO Ca 2Na Các muối sunfonat hoặc sunfat của canxi, magiê không bị kết tủa (chúng tan được). Vì vậy chất giặt rửa tổng hợp dùng được cả trong nước cứng. Câu 25. Vì sao khi bị muỗi đốt nếu bôi vào vết muỗi đốt ít nước xà phòng sẽ cảm thấy bớt ngứa, xót? Hướng dẫn Khi đốt, muỗi tiết vào vết đốt một lượng nhỏ axit fomic. Axit fomic sẽ đi vào da thịt làm cho da thịt bị viêm, gây cảm giác đau, ngứa. Do đó, nếu bôi một chút nước xà phòng có tính kiềm sẽ làm trung hoà bớt lượng axit fomic nên sự tấy ngứa sẽ giảm nhẹ đi nhiều. Bài tập trắc nghiệm tự luận về Cacbohidrat Câu 26. Glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Trong mật ong có nhiều glucozơ (khoảng 30%). Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi, nồng độ khoảng 0,1 %. Viết công thức phân tử và phương trình phản ứng điều chế glucozơ. Hướng dẫn Công thức phân tử: C 6 H 12 O 6 Điều chế glucozơ có thể từ tinh bột hoặc xenlulozơ: ( C H O ) nh O nc H O H, t n Câu 27. Tại sao khi ăn cơm, nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt trong miệng? Hướng dẫn o 40

50 Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kĩ các enzim này sẽ thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên ta thấy có vị ngọt trong miệng. Câu 28. Từ fomanđehit có thể điều chế được glucozơ theo phản ứng sau: xt (glucozơ). 6CH O C H O Tuy nhiên trong thực tế không dùng phản ứng nói trên được. Hãy giải thích vì sao. Trong thực tế người ta điều chế glucozơ như thế nào? Hướng dẫn: Phản ứng của fomanđehit (CH 2 O) nhờ xúc tác tạo thành C 6 H 12 O 6 có hiệu suất rất thấp, lượng fomanđehit còn dư sau phản ứng lẫn với glucozơ rất nguy hiểm cho người sử dụng. Vì thế nó không thể dùng để điều chế glucozơ được. Trong thực tế người ta điều chế glucozơ bằng cách thuỷ phân tinh bột: ( C H O ) nh O nc H O H, t n o Câu 29. Anđehit và glucozơ đều có phản ứng tráng bạc. Cho biết tại sao trong thực tế người ta chỉ dùng glucozơ để tráng ruột phích và tráng gương? Hướng dẫn Do glucozơ không độc, dễ thực hiện phản ứng, rẻ hơn anđehit. Trong khi đó anđehit lại là một chất rất độc, nó ảnh hưởng trực tiếp tới thần kinh của con người và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy trong công nghiệp người ta sử dụng glucozơ để tráng ruột phích chứ không sử dụng andehit. Câu 30. Trong nước tiểu người bị bệnh tiểu đường có chứa glucozơ. Nêu hai phản ứng hoá học có thể dùng để xác nhận sự có mặt glucozơ trong nước tiểu. Viết phương trình hoá học của phản ứng minh hoạ. Hướng dẫn Có thể thực hiện phản ứng tráng bạc hoặc phản ứng với Cu(OH) 2 HOCH CHOH CH O 2AgNO 3NH H O t 0 HOCH CHOH COONH NH NO 2Ag

51 Câu 31. Khi ăn sắn tàu bị ngộ độc, người ta thường giải độc bằng nước đường. Bằng kiến thức hoá học, hãy giải thích cách làm trên. Hướng dẫn Sắn chứa axit HCN là chất gây độc. Khi ta uống nước đường (đường saccarorơ) vào dạ dày sẽ bị thuỷ phân cho đường glucozơ. Khi HCN gặp glucozơ sẽ có phản ứng xảy ra ở nhóm chức anđehit, sau đó tạo ra hợp chất dễ thuỷ phân giải phóng NH 3. Như vậy HCN đã chuyển sang hợp chất không độc theo phương trình: HOCH CHOH CHO HCN HOCH CHOH CH CN HOCH CHOH CH CN 2H O OHCH CHOH COOH NH OH Câu 32. Vì sao cơm nếp lại dẻo hơn cơm tẻ? Hướng dẫn Tinh bột là hỗn hợp của hai thành phần: amilozơ và amilopectin. Hai loại này thường không tách rời nhau được. Trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước còn amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong gạo tẻ, amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 90% làm cho cơm nếp, xôi nếp, rất dẻo, dẻo đến mức dính. Câu 33. Khi nấu cơm, với cùng lượng gạo như nhau, gạo tẻ phải cho nước nhiều hơn gạo nếp. Hãy giải thích việc làm trên? OH 42

52 Hướng dẫn Trong gạo tẻ, hàm lượng amilopectin (80%) ít hơn trong gạo nếp (90%). Amilopectin hầu như không tan trong nước nên khi nấu cơm nếp cần ít nước hơn khi nấu cơm tẻ (cùng lượng gạo). Câu 34. Khi học xong bài Tinh bột (Sách giáo khoa hoá học 12 - NXBGD-2003), một bạn học sinh được biết iot là thuốc thử của hồ tinh bột. Lúc nấu cơm, Cường đã chắt 1 ít nước cơm ra bát con, sau đó nhỏ vào đó vài giọt dung dịch iôt thì không thấy màu xanh lam xuất hiện như đã học. Cường để chiếc bát đó đến hôm sau để mang đến lớp hỏi cô giáo, nhưng trước khi đi học nhìn vào bát nước cơm lại thấy có màu xanh lam. Cường không hiểu tại sao. Em hãy giải thích giúp bạn Cường. Hướng dẫn Khi mới chắt nước cơm, bát nước cơm còn nóng, iot không bị hấp phụ vào phân tử tinh bột nên không thấy màu xanh lam. Khi để nguội, iot bị hấp phụ nên dung dịch có màu xanh lam. Câu 35. Theo kinh nghiệm, khi muối dưa, người ta thường chọn dưa già, phơi héo và cho thêm ít đường, nén dưa ngập trong nước. Hãy giải thích tại sao. Hướng dẫn Người ta thường cho thêm đường, chọn rau già hoặc rau được phơi héo sẽ có hàm lượng đường cao hơn, do đó quá trình làm dưa chua nhanh hơn (đường chuyển hoá thành axit). Dưa được nén ngập trong nước vì quá trình lên men làm chua dưa là loại vi khuẩn yếm khí. Câu 36. Dân gian có câu: Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa. Bằng kiến thức hóa học Em hãy giải thích vì sao nhai kĩ no lâu. Hướng dẫn Cơm có thành phần chính là tinh bột, thực chất đó là một polisaccarit. Khi ta ăn cơm, đầu tiên tinh bột sẽ bị thuỷ phân một phần bởi các enzim trong tuyến nước bọt. Sau đó chúng lại tiếp tục bị thuỷ phân khi đi vào trong dạ dày và ruột. Vì vậy nếu ta nhai càng lâu thì quá trình thuỷ phân bởi enzim sẽ triệt để hơn do đó năng lượng được cung cấp nhiều hơn, vì vậy ta cảm thấy no lâu hơn. Câu 37. Tại sao những người bị đau dạ dày thường được khuyên nên ăn cháy cơm 43

53 hoặc bánh mì? Hướng dẫn Trong cháy cơm và bánh mì, dưới tác dụng của nhiệt, một phần tinh bột đã biến thành đextrin (oligosaccarit) nên khi ta ăn, chúng dễ bị thuỷ phân thành saccarit ngay bởi các enzim trong nước bọt, nên dạ dày sẽ phải làm việc ít hơn. Câu 38. Vì sao khi ta để chiếc thìa đang dùng để ăn vào xoong cháo thì sau một thời gian xoong cháo bị vữa? Hướng dẫn Khi sử dụng chiếc thìa đang ăn dở trong chiếc thìa sẽ có nước bọt mà nước bọt chứa enzim amilaza sẽ làm xúc tác cho quá trình thủy phân tinh bột có trong cháo. Vì vậy mà xong cháo nhanh bị vữa hơn. Câu 39. Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai, nếu nếm thấy có vị ngọt. Chất tạo nên vị ngọt đó có phải đường kính hay không? Nếu không, theo em đó là chất gì? Hướng dẫn: Các hạt rắn màu trắng vàng ở đáy chai là do các đường lâu ngày kết tinh lại. Đó không phải là đường kính (đường kính là saccarozơ kết tinh). Những hạt rắn đó là đường glucozơ, fructozơ do nước trong mật ong bay hơi hết. Câu 40. Có 4 gói bột trắng: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 4 gói trên. Hướng dẫn - Dùng H 2 O ta biết 2 nhóm: glucozơ và saccarozơ tan trong nước. - Dùng phản ứng tráng bạc biết glucozơ từ đó biết được saccarozơ. - Phân biệt tinh bột, xenlulozơ bằng I 2. Câu 41. Trong phòng thí nghiệm có các lọ mất nhãn đựng các dung dịch: ancol etylic, axit axetic, glixerol, glucozơ. Chỉ dùng một thuốc thử hãy phân biệt bốn lọ mất nhãn trên. Hướng dẫn Thuốc thử sử dụng là Cu(OH) 2 Dung dịch nào không hòa tan Cu(OH) 2 là ancol etylic. Dung dịch nào hòa tan Cu(OH) 2 là axit axetic. 44

54 Dung dịch nào hòa tan Cu(OH) 2 tạo dung dịch màu xanh lam là glixerol. Dung dịch nào hòa tan Cu(OH) 2 tạo dung dịch màu xanh lam đun nóng có kết tủa đỏ gạch là glucozơ. Câu 42. Một bạn học sinh bị cồn iot dính vào tay. Sau đó bạn đó cầm vào chiếc bánh mỳ thì thấy có những chấm xanh xuất hiện ở tay. Bạn đó thấy rất lạ nhưng không biết giải thích như thế nào. Em hãy dùng kiến thức hóa học giải thích giúp bạn. Hướng dẫn Do cồn iot là hỗn hợp tan của iot và Ancol etylic (C 2 H 5 OH), iot gặp tinh bột tạo ra phức màu xanh dương. Điều này cũng có thể giải thích khi bôi cồn iot lên phía trong quả chuối xanh lại cũng có hiện tượng tương tự (do trong chuối xanh có tinh bột (C 6 H 10 O 5 )n). Nhưng nếu là chuối chín thì không thấy hiện tượng này (do chuối chín chuyển tinh bột thành đường Glucozơ (C 6 H 12 O 6 ). Người ta sử dụng tinh bột để nhận biết iot và ngược lại. Câu 43. Hãy giải thích hiện tượng: Nhỏ dung dịch iot vào một lát sắn thấy chuyển từ màu trắng sang xanh. Nhưng nhỏ dung dịch iot vào một lát cắt từ thân cây sắn thì không thấy chuyển màu. Hướng dẫn Trong củ sắn có thành phần tinh bột nên khi nhỏ dung dịch iot vào thì sẽ làm tih bột chuyển sang màu xanh, với lát sắn cắt ra từ thân cây thì thành phần cấu tạo là xenlulozơ nên khi nhỏ dung dịch iot vào thì không bị chuyển màu. Câu 44. Nói về cách bảo quản mật ong người dân ta có kinh nghiệm: mật ong phải đổ đầy vào các chai sạch, khô, đậy nút thật chặt và để ở nơi khô ráo, như vậy mật ong mới không bị biến chất. Em hãy giải thích vì sao phải bảo quản mật ong như vậy. Hướng dẫn Nếu để nơi ẩm thấp và không đậy nút chặt, mật ong sẽ bị lên men theo phương trình: men C H O 2C H OH 2CO 45

55 Khí CO 2 sinh ra sẽ làm nút lọ bật ra, lúc đó sẽ có sự xâm nhập của vi khuẩn làm mật ong biến chất. Câu 45. Để so sánh độ ngọt của các loại đường, người ta chọn độ ngọt của glucozơ làm đơn vị, thì khi đó độ ngọt của một số saccarit và saccarin (đường hóa học có CTPT là C 7 H 5 O 3 NS và CTCT là được điều chế từ toluen) như sau: Chất ngọt: Glucozơ Fructozơ saccarozơ Saccarin Độ ngọt: 1 1,65 1, a) Saccarin có thuộc loại saccarit không? Tại sao? b) Để pha chế một loại nước giải khác, người ta dùng 30 g saccarozơ cho 1 lit nước. Hỏi nếu dùng 30g saccarin thì sẽ được bao nhiêu lit nước có độ ngọt tương đương với loại nước giải khát đã nêu? c) Saccarin dùng để làm gì? Vì sao không nên lạm dụng saccarin? Hướng dẫn: a) Saccarin không thuộc loại saccarit vì không có dạng C n (H 2 O) m b) 300 lit c) Saccarin (E954) là chất tạo ngọt nhân tạo. Saccarin ổn định trong môi trường axit và không có phản ứng gì với các thành phần trong thực phẩm nên nó thường được dùng nhiều trong đồ uống, nước ngọt. Ở nhiệt độ cao saccarin vẫn giữ được độ ngọt vốn có, có thể thay thế tối đa là 25% lượng đường saccarozơ nên cũng được sử dụng trong sản xuất bánh, mứt, kẹo cao su,... Hiện nay, saccarin được cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC phân loại vào nhóm các chất hầu như không có khả năng gây ung thư cho người, tuy nhiên một số công trình nghiên cứu riêng lẻ trên động vật cũng cho thấy rằng việc cho các động vật thí nghiệm ăn liều cao saccarin trong thời gian dài có thể gây ung thư. Để đảm bảo an toàn thì Ủy ban phụ gia thực phẩm JECFA đã khuyến cáo mức độ sử dụng hàng ngày chấp nhận được của con người đối với saccarin là 2,5 mg/kg thể trọng. Theo quy định của Việt Nam thì hàm lượng saccarin được phép còn lại trong sản phẩm từ mg/kg sản phẩm tùy theo chủng loại. Câu 46. Lên men một tấn khoai chứa 70% tinh bột để sản xuất ancol etylic, hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%. Khối lượng ancol thu được là bao nhiêu? Hướng dẫn 46

56 - Sơ đồ sản xuất ancol etylic từ tinh bột: + n H 2 ( ) O men 2 2 C H O nc H O nc H OH nco n Cứ 162 gam 92 gam 1.70% m=? - Khối lượng ancol thu được: m.. 0,338 tấn Câu 47. Tính khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46 o (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml). Hướng dẫn - Khối lượng ancol etylic trong 5 lít rượu 46 o : m =.0, gam Sơ đồ sản xuất ancol etylic từ tinh bột + n H 2 ( ) O men 2 2 C H O nc H O nc H OH nco n Cứ 162 gam 92 gam m =? 1840 gam - Khối lượng tinh bột cần: m gam 4,5 kg Câu 48. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh không sinh ra khói dùng làm thuốc súng không khói. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Xác định giá trị của m. Phương trình phản ứng: Hướng dẫn ( C H O ( OH ) ) 3 nhno ( C H O ( ONO ) ) 3nH O xt n n 2 Cứ 189 gam 297 gam m gam =? 29,7 kg 47

57 Khối lượng axit nitric cần dùng: 29, m. 21kg Câu 49. Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic (Có H 2 SO 4 đặc làm xúc tác) thu được 11,1g hỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat, xenlulozơ điaxetat và 6,6g CH 3 COOH. Tính phần trăm theo khối lượng của xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat trong hỗn hợp X. Hướng dẫn Ta có: n 6,6 3 0,11 mol OOH 60 CH C Đặt số mol của xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat lần lượt là a, b mol. Phương trình phản ứng: ( C H O ( OH ) ) 3 n( CH CO) O ( C H O ( CH COO) ) 3nCH COOH xt n n 3 a mol 3na mol ( C H O ( OH ) ) 2 n( CH CO) O ( C H O OH ( CH COO) ) 2nCH COOH xt n n 3 Ta có phương trình: nch 3 2 0,11(1) 3C a b OOH m 288a 246b 11,1(2) X b mol 2nb mol Giải hệ phương trình ta được: a = 0,03 mol; b = 0,01 mol Vậy phần trăm khối lượng xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat: 0, % m( C6H7O2 ( CH3COO) 3 ).100% 77,84% n 11,1 % m 100% 77,84% 22,16% ( C H O OH ( CH COO) ) n Câu 50. Cho khối lượng riêng của cồn nguyên chất là D = 0,8 g/ml. Từ 10 tấn vỏ bào (chứa 80% xenlulozơ) có thể điều chế được bao nhiêu lít cồn thực phẩm 40 (biết hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 64,8%)? A. 294 lít. B. 920 lít. C. 368 lít. D. 147,2 lít. Hướng dẫn - Khối lượng xelulozơ trong 10 tấn vỏ bào: 48

58 80 m( C6H10O5 ) tấn n Sơ đồ sản xuất ancol etylic từ xenlulozơ: + n H 2 ( ) O men 2 2 C H O nc H O nc H OH nco n Cứ 162 gam 92 gam 8 tấn m=? - Khối lượng ancol etylic thu được: ,8 mc. 2,944 2H5OH tấn Thể tích ancol etylic 40 o thu được: , V. 9, 2.10 ml 9200 lít 40 0,8 Câu 51. Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36g glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO 3 /NH 3. Tính khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO 3 cần dùng (giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Hướng dẫn 36 - Ta có: nc 0, 2 6H12O mol Phương trình phản ứng tráng gương: CH OH ( CH OH) CHO 2AgNO 3 NH H O CH OH( CH OH) COONH 2Ag 2NH NO ,2 mol 0,4 mol 0,4 mol - Khối lượng bạc bám vào mặt kính gương và khối lượng bạc nitrat cần dùng: m m Ag AgNO 0, , 2 gam 3 0, gam Câu 52: Cây xanh cần CO 2, nước, ánh nắng mặt trời và chất diệp lục để quang hợp. Khí CO 2 chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Để cung cấp CO 2 cho phản ứng quang hợp tạo ra 81,0 gam tinh bột (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn) thì thể tích không khí (ở đktc) cần dùng là bao nhiêu? Hướng dẫn 49

59 - Phương trình phản ứng quang hợp: 6nCO 5 nh O ( C H O ) 3nO QH n 2 Cứ 264 gam 162 gam m gam 81 gam - Khối lượng CO 2 cần dùng: mco gam Thể tích CO 2 và thể tích không khí cần dùng: 132 VCO 22, 4. 67, 2lít Vkhông khí 67, lít = 224 m 0,03 Câu 53: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813 kj cho mỗi mol glucozơ tạo thành: 6CO 2 + 6H 2 O C 6 H 12 O 6 + 6O 2 ; H = 2813 kj Trong 1 phút, mỗi cm 2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6 giờ đến 17 giờ), diện tích lá xanh là 1 m 2 thì lượng glucozơ tổng hợp được là bao nhiêu? - Phương trình phản ứng: Hướng dẫn 6CO 2 + 6H 2 O C 6 H 12 O 6 + 6O 2 ; H = 2813 kj 6 mol 6 mol 1 mol 6 mol - Thời gian quang hợp từ 6h sáng đến 17h chiều: t phút - Năng lượng được cung cấp cho 1m 2 cây xanh trong 660 phút được sử dụng để tổng hợp glucozơ: 10 H = ,09. = J = 1379,4 kj 100 Theo phương trình: Để thu được 1 mol glucozơ (180 gam) cần 2813 kj 3 50

60 m gam 1379,4 kj - Khối lượng glucozơ thu được: 1379,4.180 m 88, 266 gam 2813 Câu 54. Trong quá trình chế biến nước mía để thu lấy đường kết tinh (chỉ chứa 2% tạp chất) và rỉ đường (chứa 25% đường nguyên chất) người ta phải dùng vôi sống với lượng 2,8 kg vôi sống để được 100 kg đường kết tinh. Rỉ đường được lên men thành ancol etylic với hiệu suất 60%. a) Vai trò của vôi là gì? b) Tính lượng đường kết tinh và lượng ancol etylic thu được từ 260 lít nước mía có nồng độ đường 7,5% và khối lượng riêng 1,103 g/ml. Biết rằng chỉ 70% đường thu được ở dạng kết tinh, phần còn lại nằm trong rỉ đường. c) Tính lượng vôi sống cần để xử lý lượng nước mía trên. Hướng dẫn a) Vôi có vai trò kết tủa các tạp chất như protein, axit photphoric, axit oxalic, axit xitric b) Khối lượng đường kết tinh: 7,5.1, m.. 14,75( kg) Khối lượng đường nguyên chất trong rỉ đường: 7,5.1, m.. 1,613( kg) H2O men C H O C H O 2C H OH kg 92kg 1,613 kg m kg m C H OH 2 5 1, ,434( kg ) 342 Vì H = 60% nên khối lượng ancol etylic là: m C2H5OH 60 0, , 413( kg). 100 c) Cứ 2,8 kg vôi sống 100 kg đường kết tinh a kg 14,75 kg 51

61 14,75.2,8 a 0,413( kg ) 100 Câu 55. Phần lớn glucozơ do cây xanh tổng hợp ra trong quá trình quang hợp để tạo ra xenlulozơ. Biết rằng một cây bạch đàn 5 tuổi có khối lượng gỗ là 100 kg, chứa 50% xenlulozơ. a) Tính xem 1 ha rừng bạch đàn nói trên với mật độ 1 cây/20m 2 đã hấp thụ được bao nhiêu m 3 CO 2 và giải phóng ra bao nhiêu m 3 O 2 để tạo ra xenlulozơ (các thể tích khí đo ở đktc). b) Nếu dùng toàn bộ lượng gỗ từ 1 ha bạch đàn nói trên để sản xuất giấy (chứa 95% xenlulozơ, 5% chất phụ gia) thì sẽ thu được bao nhiêu tấn giấy, biết hiệu suất chung của quá trình là 80%? Hướng dẫn 1ha = m 2 Vậy khối lượng xenlulozơ có trong gỗ ở 1 ha rừng bạch đàn là: kg (tấn) as a) 6nCO 5nH O C H O 6nO n ,26.10 mol Vậy số mol CO 2 = số mol O 2 Thể tích CO 2 = thể tích O 2 = 9, , = 20742,4 (m 3 ) b) 0,95 tấn xenlulozơ sản xuất được 1 tấn giấy 25 tấn xenlulozơ sản xuất được x tấn giấy Vậy x = 26,32 tấn (nếu H = 100%) Vì H = 80% nên khối lượng giấy thu được là: 21,056 tấn Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan Bài tập trắc nghiệm khác quan về este - lipit Câu 1. Dầu chuối được dùng trong thực phẩm là este có tên: A. isoamyl axetat. B. etyl butyrat. C. metyl fomat. D. geranyl axetat. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Isoamyl axetat có mùi chuối. B. Metyl fomiat có mùi dứa. 52

62 C. Metyl fomiat có mùi tỏi. D. Etyl fomiat ít tan trong nước. Câu 3. Este nào sau đây có mùi hoa nhài được sử dụng để sản xuất nước hoa? A. Benzyl axetat B. Etyl butirat C. Isoamyl fomat D. Vinyl axetat Câu 4. Este được dùng làm dung môi là do A. este thường có mùi thơm dễ chịu. B. este có khả năng hòa tan tốt các chất hữu cơ, kể cả hợp chất cao phân tử. C. este có nhiệt độ sôi thấp. D. este là chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước. Câu 5. Este hedion có mùi hoa nhài, công thức cấu tạo thu gọn là: Công thức phân tử tương ứng là A. C 13 H 26 O 3. B. C 12 H 24 O 3. C. C 13 H 22 O 3. D. C 13 H 24 O 3. Câu 6. Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế etyl axetat? A. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc B. Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sunfuric đặc C. Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, etanol và axit sunfuric đặc D. Đun sôi hỗn hợp axit axetic, etanol và axit sunfuric đặc trong cốc thủy tinh chịu nhiệt Câu 7. Khi nói về ứng dụng của este, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Một số este có mùi thơm được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm. B. Este được dùng làm dung môi do có khả năng tan tốt trong nước. C. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm chất hóa dẻo và dược phẩm. D. Isoamyl axetat là este có mùi hoa hồng, được ứng dụng trong công nghiệp mĩ phẩm. Câu 8. Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol: 53

63 A. Đun hồi lưu ancol với axit hữu cơ, có H 2 SO 4 đặc xúc tác. B. Thực hiện phản ứng xà phòng hóa. C. Cho anhidrit axit hoặc clorua axit tác dụng với ancol. D. Thực hiện phản ứng khử. Câu 9. Một số este được dùng để sản xuất nước hoa vì: A. este có khả năng hòa tan được nhiều chất. B. nguyên liệu rẻ tiền, rễ kiếm. C. có mùi thơm, dễ bay hơi và không độc. D. không tan trong nước. Câu 10. Phương pháp được dùng để điều chế phenyl axetat A. thực hiện phản ứng xà phòng hóa. B. đun hồi lưu phenol với axit hữu cơ có xúc tác H 2 SO 4 đặc. C. cho phenol tác dụng với anhidrit axetic. D. thực hiện phản ứng khử. Câu 11. Chất béo có nhiều trong nguồn thực phẩm nào? A. Thủy, hải sản. B. Mỡ động vật, dầu lạc, vừng. C. Gạo, ngô, khoai, sắn. D. tinh dầu chanh, hoa nhài. Câu 12. Chất béo động vật hầu hết ở thể rắn do chứa A. chủ yếu gốc axit béo không no. B. glixerol trong phân tử. C. gốc axit béo. D. chủ yếu gốc axit béo no. Câu 13. Nhỏ mấy giọt dầu ăn vào cốc nước. Phát biểu nào sau đây đúng? A. dầu ăn sẽ chìm xuống dưới do nó không tan trong nước và nặng hơn nước. B. dầu ăn sẽ nổi trên bề mặt cốc nước do nó không tan trong nước và nặng hơn nước. C. dầu ăn sẽ nổi trên bề mặt cốc nước do nó không tan trong nước và nhẹ hơn nước. D. dầu ăn sẽ chìm xuống dưới bề mặt cốc nước do nó không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Câu 14. Dầu thực vật thường ở trạng thái lỏng, còn đa số mỡ động vật ở trạng thái rắn là do vật. A. bản chất khác nhau, mỡ có trong cơ thể động vật, còn dầu có trong cơ thể thực 54

64 B. mỡ là chất rắn để gắn thịt và xương, còn dầu chảy giữa các phần sợi xenlulozơ hay phần hạt tinh bột. C. mỡ là loại chất béo chứa chủ yếu các gốc axit chưa no, dầu là loại chất béo chứa chủ yếu là axit no. D. mỡ là loại chất béo chứa chủ yếu các gốc axit no, dầu là loại chất béo chứa chủ yếu gốc axit không no. Câu 15. Cho các chất béo sau: tristearin (X); tripanmitin (Y); triolein (Z) và các giá trị nhiệt nóng chảy là: 71,5 0 C; 65,5 0 C và -5,5 0 C. Hãy sắp xếp giá trị nhiệt độ nóng chảy tương ứng với các chất đó. Giá trị nhiệt độ nóng chảy tương ứng với các chất đó là: A. X (71,5 0 C); Y (65,5 0 C); Z (-5,5 0 C) B. X (-5,5 0 C); Y (65,5 0 C); Z (71,5 0 C) C. X (65,5 0 C); Y (71,5 0 C); Z (-5,5 0 C) D. X (71,5 0 C); Y (-5,5 0 C); Z (65,5 0 C). Câu 16. Thực hiện phản ứng trùng hợp este X thu được polime được dùng sản xuất thủy tinh hữu cơ vì loại polime này A. có tính cách nhiệt và cách ồn tốt. B. có tính cứng. C. có tính trong suốt, khi bị va đập không vỡ thành những mảnh sắc nhọn. D. có độ bền axit, độ bền kiềm cao. Câu 16. Dầu hướng dương có hàm lượng các gốc oleat (gốc của axit oleic) và gốc linoeat (gốc của axit linoleic) tới 85%, còn lại là gốc stearat và pamitat. Dầu ca cao có hàm lượng gốc stearat và pamitat đến 75%, còn lại là gốc oleat và linoleat. Nhiệt độ đông đặc của A. hai loại dầu này bằng nhau. B. hai loại dầu này xấp xỉ nhau. C. dầu hướng dương thấp hơn D. dầu ca cao thấp hơn. Câu 18. Từ dầu thực vật làm thế nào để có được bơ? A. Hiđro hoá axit béo. B. Hiđro hoá lipit lỏng. C. Đề hiđro hoà lipit lỏng. D. Xà phòng hoá lipit lỏng. Câu 19. Người ta sản xuất thủy tinh hữu cơ (thủy tinh plexiglas) theo sơ đồ: CH 2 = C(CH 3 ) COOH CH3OH H h CH 1 % 2 =C(CH 3 ) COOCH 3 h2 thủy tinh. Biết hiệu suất của từng quá trình là h 1 = 65% và h 2 = 95%. Khối lượng ancol metylic và axit metacrylic cần lấy để tạo ra một tấn thủy tinh là A. 0,32 tấn và 0,86 tấn. B. 0,337 tấn và 0,9 tấn. 55

65 C. 0,4 tấn và 0,6 tấn. D. 0,52 tấn và 1,4 tấn. Câu 20. Thuỷ phân hoàn toàn 10 g một loại chất béo cần 1,2 g NaOH. Từ 1 tấn chất béo trên đem nấu với NaOH thì lượng muối (dùng sản xuất xà phòng) thu được là A kg. B kg. C kg. D. 1058kg. Bài 21: Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol. Khối lượng muối thu được là A. 9,18 gam. B. 45,9 gam. C. 4,59 gam. D. 91,8 gam. Câu 22. Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit axetylsalixylic (o-ch 3 COO-C 6 H 4 -COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là A. 0,72. B. 0,48. C. 0,96. D. 0,24. Câu 23. Trong quá trình sử dụng chất béo, một bạn học sinh phát hiện thấy rằng dầu thực vật thì nhanh bị ôi thiu hơn mỡ động vật. Tại sao dầu thực vật dễ bị ôi hơn mỡ động vật? A. Trong dầu thực vật có chứa các gốc axit béo no nên dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí. B. Trong dầu thực vật có chứa các gốc axit béo không no nên dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí. C. Dầu thực vật ở dạng lỏng nên thường hòa tan thêm hơi nước trong không khí bị biến chất. D. Dầu thực vật được chiết suất từ thực vật nên thường lẫn nước dễ bị thủy phân thành chất khác. Câu 24. Metyl 2-aminobenzoat có mùi hoa cam được sử dụng làm hương liệu trong công nghệ thực phẩm. CTCT đúng của chất này là: A. COOCH 3 NH 2 B. COOC 2 H 5 NH 2 C. COOCH 2 NH 2 D. COOCH 3 NH 2 Câu 25. Xà phòng có hiệu quả không tốt so với chất giặt rửa tổng hợp, vì khi giặt rửa trong nước cứng 56

66 A. nó tạo ra muối không tan với các ion Ca 2+ và Mg 2+ trong nước cứng bám trên bề mặt vải. B. nó không phản ứng với các ion Ca 2+ và Mg 2+ trong nước cứng. C. nó tạo ra muối tan với các ion Ca 2+ và Mg 2+ trong nước cứng làm cho bề mặt vải bị trơn. D. nó tạo ra muối tan với các ion Ca 2+ và Mg 2+ trong nước cứng làm tốn xà phòng Bài tập trắc nghiệm khách quan về Cacbohidrat Câu 26. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Đường hóa học cũng thuộc loại cacbohiđrat nên rất an toàn khi sử dụng. B. Đường hóa học ngọt hơn nhiều so với các loại gluxit nên được sử dụng thay thế các loại đường gluxit. C. Đường hóa học là chất tạo ngọt nhân tạo và sử dụng đúng liều lượng cho phép thì an toàn cho người sử dụng. D. Đường hóa học không bị cấm sử dụng trong chế biến món ăn và sản xuất đồ giải khát. asmt Câu 27. Phương trình: 6nCO 2 + 5nH 2 O Clorofin (C 6 H 10 O 5 ) n + 6nO 2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây? A. Quá trình hô hấp. B. Quá trình quang hợp. C. Quá trình khử. D. Quá trình oxi hoá. Câu 28. Trong máu người, nồng độ của glucozơ có giá trị hầu như không đổi là: A. 0,1%. B. 0,2%. C. 0,3%. D. 0,4%. Câu 29. Trường hợp nào sau đây sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần là đúng? A. Glucozơ < Saccarozơ < Fructozơ. B. Fructozơ < Glucozơ < Saccarozơ C. Glucozơ < Fructozơ < Saccarozơ. D. Saccarozơ <Fructozơ < Glucozơ. Câu 30. Ứng dụng nào không phải của glucozơ? A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực B. Tráng gương, tráng phích C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic 57

67 D. Nguyên liệu sản xuất PVC Câu 31. Chất không tan trong nước lạnh là A. glucoz. B. tinh bột. C. saccaroz. D. fructoz. Câu 32. Trong công nghiệp để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta cho dung dịch AgNO 3 trong NH 3 tác dụng với chất nào sau đây? A. Anđehit fomic. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Axetilen. Câu 33. Để giữ cho mật ong không bị biến chất cần đổ đầy mật ong vào các chai sạch, khô, đậy nút thật chặt và để ở nơi khô ráo. Cần làm như vậy là để A. tránh sự oxi hóa của oxi trong không khí làm chuyển hóa các chất trong mật ong. B. mật ong không bị bay hơi và kết tinh. C. tránh sự lên men của glucozơ có trong mật ong và sự xâm nhập của vi khuẩn. D. tránh sự xâm nhập của vi khuẩn và sự bay hơi của mật ong. Câu 34. Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là A. đường phèn. B. mật mía. C. mật ong. D. đường kính. Câu 35. Để xác định trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ, có thể dùng 2 phản ứng hoá học là A. phản ứng tráng gương, phản ứng cộng hiđro. B. phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu etylic. C. phản ứng tráng gương, phản ứng khử Cu(OH) 2. D. phản ứng tráng gương, phản ứng thuỷ phân. Câu 36. Phát biểu nào dưới đây về ứng dụng của xenlulozơ là không đúng? A. Xenlulozơ dùng làm thực phẩm cho con người. B. Xenlulozơ dùng để sản xuất một số tơ nhân tạo. C. Xenlulozơ dùng làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, sản xuất giấy. D. Xenlulozơ là nguyên liệu sản xuất ancol etylic. Câu 37. Khi để rớt dung dịch H 2 SO 4 loãng vào quần áo bằng vải sợi bông A. vải bị mủn ra. B. vải bị hóa đen và mủn ra. C. tấm vải sẽ trở lên sạch hơn. D. vải bị hóa đen. Câu 38. Thành phần chính của thuốc súng không khói là 58

68 A. trinitrotoluen. B. glixerol trinitrat. C. 2,4,6 trinitrophenol. D. xenlulozơ trinitrat. Câu 39. Ngày nay người ta sử dụng etanol dùng làm nhiên liệu thay thế một phần cho xăng để bảo vệ môi trường. Điều chế etanol để làm nhiên liệu bằng cách nào? A. Lên men tinh bột, ngô, sắn. B. Chưng khô gỗ. C. Hiđrat hóa etilen D. Thủy phân dẫn xuất halogen Câu 40. Xenlulozơ có thể là nguyên liệu để sản xuất tơ còn tinh bột thì không là do A. tinh bột có phản ứng màu với iot. B. trong mỗi gốc glucozơ của xenlulozơ có nhóm -OH. C. xenlulozơ có khối lượng phân tử lớn hơn tinh bột. D. xenlulozơ có cấu trúc mạch phân tử thẳng, không xoắn. Câu 41. Hãy cho biêt hiện tượng nào sau đây không đúng? A. Cho vài giọt dd I 2 vào nước cơm nóng thấy có màu xanh đậm. B. Nhỏ dd I 2 vào mặt cắt mới quả chuối xanh thấy có màu xanh lục. C. Miếng cơm cháy vàng ở đáy nồi sẽ ngọt hơn cơm ở phía trên. D. Khi ăn cơm, nếu nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt. Câu 42.Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Nhỏ dd iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh. B. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt. C. Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh. D. Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc. Câu 43. Để nhận biết nước táo xanh, nước táo chín, dung dịch KI đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là: A. Khí O 3, cồn. B. Cu(OH) 2. C. [Ag(NH 3 ) 2 ]OH. D. (CH 3 CO) 2 O. Câu 44. Để phân biệt bốn ống nghiệm mất nhãn X, Y, Z, T đựng các dung dịch: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, phenol được sắp xếp không theo thứ tự, một học sinh làm thí nghiệm với thuốc thử được ghi ở bảng sau: 59

69 Thuốc thử X Y Y T AgNO 3 /NH 3 - Ag trắng sáng - Ag trắng sáng Cu(OH) 2 dd xanh lam dd xanh lam - dd xanh lam Dd Br 2 - dd Br 2 mất màu Trắng - X, Y, Z, T lần lượt là A. saccarozơ, glucozơ, phenol, fructozơ. B. saccarozơ, phenol, glucozơ, fructozơ. C. phenol, fructozơ, saccarozơ, glucozơ. D. fructozơ, glucozơ, saccarozơ, phenol. Câu 45. Khử glucozơ bằng hiđro để tạo socbitol. Lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 gam socbitol với hiệu suất 80% là A. 2,25 gam. C. 22,5 gam. B. 1,44 gam. D. 14,4 gam. Câu 46. Thông thường nước mía chứa 13% saccarozơ. Nếu tinh chế 1 tấn nước mía trên thì lượng saccarozơ thu được là (biết hiệu suất tinh chế đạt 80%) A. 105 kg. C. 110 kg. B. 104 kg. D. 114 kg. Câu 47. Thủy phân 1 kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Với hiệu suất phản ứng 85%. Lượng glucozơ thu được là A. 261,43 g. B. 200,8 g. C. 188,89 g. D. 192,5 g. Câu 48. Tính khối lượng glucozơ chứa trong nước quả nho để sau khi lên men cho ta 100 lít rượu vang Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95%, ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Giả thiết rằng trong nước quả nho chỉ có một chất đường glucozơ. A. 15,26 kg. B. 17,52 kg. C. 16,476 kg. D. 16,68 kg Câu 49. Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO 2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là A. 20,0. B. 30,0. C. 13,5. D. 15,0. Câu 50. Khí CO 2 chiếm 0,03 % thể tích không khí. Cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để cung cấp CO 2 cho phản ứng quang hợp tạo 50 gam tinh bột. A ,6 lít B ,1 lít C ,2 lít D ,8 lít 60

70 Câu 51. Để tráng một tấm gương người ta phải dùng 5,4 gam glucozơ, biết hiệu suất đạt 95%. Khối lượng Ag bám trên tấm gương là: A. 6,156g B. 6,35g C. 6,56g D. 7,85g Câu 52. Trong một nhà máy rượu, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để sản xuất ancol etylic với hiệu suất 70%. Để sản xuất 1 tấn ancol etylic thì khối lượng mùn cưa cần dùng là A. 3521,7 kg. B kg. C. 1760,8 kg. D. 2515,5 kg. Câu 53. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là A. 42 kg. B. 10 kg. C. 30 kg. D. 21 kg. Câu 54: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813 kj cho mỗi mol glucozơ tạo thành: 6CO 2 + 6H 2 O C 6 H 12 O 6 + 6O 2 ; H = 2813 kj Trong 1 phút, mỗi cm 2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6 giờ đến 17 giờ), diện tích lá xanh là 1 m 2 thì lượng glucozơ tổng hợp được là. A. 88,266 gam. B. 2155,7 gam. C. 2482,92 gam. D. 882,66 gam. Câu 55. Cho khối lượng riêng của cồn nguyên chất là D = 0,8 g/ml. Hỏi từ 10 tấn vỏ bào (chứa 80% xenlulozơ) có thể điều chế được bao nhiêu lít cồn thực phẩm 40 (biết hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 64,8%)? A. 294 lít. B. 920 lít. C. 368 lít. D. 147,2 lít. Câu 56. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được đều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,70kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit nitric 96% (D=1,52 g/ml) cần dùng là bao nhiêu? A. 14,39 lít. B. 15,00 lít. C. 15,39 lít. D. 24,39 lít. Câu 57. Trong một nhà máy rượu, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để sản xuất ancol etylic với hiệu suất 70%. Để sản xuất 1 tấn ancol etylic thì khối lượng mùn cưa cần dùng là A. 3521,7 kg. B kg. C. 1760,8 kg. D. 2515,5 kg. 61

71 Câu 58. Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng từ ánh sáng mặt trời: 6CO + 6H O kcal C H O 6O AS 2 2 clorophin Cứ trong một phút, mỗi cm 2 lá xanh nhận được 0,5 cal năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Thời gian để một cây có 1000 lá xanh (diện tích mỗi lá 10 cm 2 ) sản sinh được 18 gam glucozơ là: A. 2 giờ 14 phút 36 giây. B. 4 giờ 29 phút 12 giây C. 2 giờ 30 phút 15 giây. D. 5 giờ 00 phút 00 giây Đề xuất sử dụng bài tập đã xây dựng Khi dạy bài truyền thụ kiến thức mới Việc sử dụng bài tập trong khi dạy bài mới với khoảng thời gian ít ỏi 45 phút là điều hết sức khó khăn. Tuy vậy, nếu giáo viên biết vận dụng, lồng ghép đưa các bài tập thực tiễn một cách hợp lí thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Có thể sử dụng bài tập để đặt vấn đề khi mở bài, xây dựng tình huống có vấn đề, mâu thuẫn giữa thực tiễn và lí thuyết, giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa cái cũ và cái mới Điều đó giúp kích thích tính tò mò và mong muốn khám phá của học sinh từ đó phát triển năng lực của học sinh. Ví dụ 1: Khi dạy bài tinh bột, khi vào bài giáo viên có thể đặt câu hỏi: khi nấu cơm bằng gạo tẻ và gạo nếp, loại gạo nào phải đổ nhiều nước hơn? Học sinh đều sẽ trả lời được là gạo tẻ phải đổ nhiều nước hơn. Lúc này giáo viên lại đặt thêm câu hỏi: vì sao gạo tẻ lại phải đổ nhiều nước hơn? Học sinh sẽ không trả lời được vì chưa học về tinh bột từ đó nảy sinh mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết. Việc sử dụng phù hợp thông tin liên hệ thực tiễn giúp học sinh hứng thú học tập hơn, đặc biệt các vấn đề thời sự, những ứng dụng hoặc giải thích các hiện tượng thực tiễn cuộc sống. Ví dụ 2: Khi dạy bài Lipit, giáo viên có thể liên hệ việc ăn thịt mỡ kèm với dưa hành qua câu ca dao: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Học sinh sẽ thấy bất ngờ vì có thể giải thích cả những câu ca dao (vốn chỉ giải thích trong văn học) bằng những kiến thức hóa học. Từ đó sẽ thêm hứng thú, say mê học tập và tìm hiểu những vấn đề thực tiễn liên quan đến hóa học. 62

72 Một biện pháp nữa là sử dụng những bài tập có nội dung đơn giản nhưng chứa một lượng thông tin về các tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng của hợp chất. Những câu hỏi dạng này giúp học sinh biết cách đọc thông tin, ghi nhớ thông tin quan trong trọng từ đó phát triển kĩ năng cho học sinh. Ví dụ 3: Có thể củng cố bài glucozơ bằng bài tập: Glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Trong mật ong có nhiều glucozơ (khoảng 30%). Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi, nồng độ khoảng 0,1 %. Viết công thức phân tử và phương trình phản ứng điều chế glucozơ. Thông qua bài tập trên, ngoài việc HS viết được công thức cấu tạo và phản ứng điều chế glucozơ thì HS còn nắm được thông tin về trạng thái tự nhiên của glucozơ (có nhiều trong quả nho, mật ong và có trong máu người). Có thể sử dụng trong dạy học kiểu bài hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Sau bài học nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức và kỹ năng mới được hình thành chưa vững chắc nên rất cần được củng cố ngay. Sử dụng bài tập hóa học trong đó có bài tập liên quan đến thực tiễn là một hình thức củng cố, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách sinh động và có hiệu quả. Khi giải bài tập, học sinh phải nhớ lại các kiến thức đã học, phải đào sâu một khía cạnh nào đó của kiến thức hoặc phải huy động kiến thức để có thể giải quyết được bài tập. Tất cả các thao tác tư duy đó góp phần củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức cho học sinh. Ví dụ 4: Khi dạy bài este, có thể củng cố phản ứng điếu chế este bằng bài tập: Một HS điều chế etyl axetat ở nhà bằng cách đun nóng ancol etylic với giấm có axit sunfuric làm xúc tác. Thí nghiệm có thành công không? Vì sao? Khi giải bài tập này HS củng cố kiến thức về phản ứng este hóa, nhớ rõ đặc điểm phản ứng và điều kiện của phản ứng Ví dụ 5: Khi dạy bài Tinh bột - Xenlulozơ, giáo viên đưa ra bài tập: Ngày nay người ta sử dụng etanol dùng làm nhiên liệu thay thế một phần cho xăng để bảo vệ môi trường. Điều chế etanol để làm nhiên liệu bằng cách nào? A. Lên men tinh bột, ngô, sắn. B. Chưng khô gỗ. C. Hiđrat hóa etilen D. Thủy phân dẫn xuất halogen 63

73 Khi giải quyết bài tập này, học sinh được củng cố kiến thức về các phương pháp điều chế etanol, những ứng dụng của xenlulozơ dựa trên những tính chất hóa học của nó, có sự lựa chọn phương án nào là đúng nhất Khi dạy bài ôn tập, luyện tập Trong tiết luyện tập hay tiết ôn tập, giáo viên giúp các em củng cố kiến thức đã học, mở rộng và đào sâu dựa trên kiến thức cơ bản. Biện pháp rất hiệu quả là giáo viên sử dụng bài tập giao cho học sinh và yêu cầu học sinh giải quyết những bài tập đó. Trong quá trình giải bài tập, học sinh sẽ tự động tái hiện lại kiến thức đã học hoặc sẽ tự ôn lại kiến thức bị quên. Ngoài ra, sử dụng những bài tập có nội dung thực tiễn giúp các em vận dụng những kiến thức đã học được để giải thích các hiện tượng thực tiễn, thí nghiệm cũng như trong sản xuất hóa học. Nhờ đó, kiến thức càng được khắc sâu hơn. Ví dụ: Khi dạy bài Luyện tập cấu trúc và tính chất của một số cacbohidrat tiêu biểu (Sách hoá học 12), bên cạnh những câu hỏi, bài tập mang nội dung thuần tuý hoá học, người giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi và bài tập thực tiễn sau: Vì sao khi ta để chiếc thìa đang dùng để ăn vào xoong cháo thì sau một thời gian xoong cháo bị vữa? Bài tập này là tình huống rất đơn giản, gần gũi với HS trong cuộc sống hàng ngày. Với bài tập này HS vừa có thể ôn lại phản ứng thủy phân của tinh bột. Bên cạnh đó học sinh biết cách bảo quản những thực phẩm có nguồn gốc tinh bột, tránh để hỏng vì những lỗi rất đơn giản Khi kiểm tra, đánh giá Trong dạy học việc kiểm tra đánh giá có vai trò quan trọng. Kiểm tra được coi là một khâu của quá trình dạy học. Dựa vào kết quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, ta kiểm chứng được phương pháp dạy học từ đó có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao hiệu quả dạy học. Kiểm tra, đánh giá góp phần củng cố, đào sâu, hệ thống hóa kiến thức phù hợp với mức độ, tốc độ và hứng thú nhận thức của các đối tượng HS khác nhau. Nó có tác dụng giáo dục đối với HS: Giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn trong học tập đối với HS yếu kém, ý thức đào sâu suy nghĩ, tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, tính cẩn thận đối với HS khá, giỏi. 64

74 Hệ thống bài tập phong phú và đa dạng cung cấp cho học sinh những kiến thức hóa học. Đặc biệt với những bài tập hóa học thực tiễn học sinh có những kiến thức thực tiễn cuộc sống, sản xuất hóa học, ứng dụng của các hợp chất hóa học... Học sinh hiểu được vai trò của môn học, từ đó thêm hứng thú, yêu thích môn học và muốn tìm hiểu về hóa học Thiết kế giáo án bài dạy và công cụ đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh Thiết kế giáo án một số bài dạy Giáo án bài 1: ESTE Tiết 2 Bài 1: ESTE I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - HS biết: Khái niệm, tính chất vật lí, tính chất hóa học và một số ứng dụng của của este - HS hiểu: Nguyên nhân este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân. 2. Kĩ năng - Viết các PTHH minh họa tính chất của este no, đơn chức. - Vận dụng kiến thức về liên kết hiđro để giải thích nguyên nhân este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân. 3. Năng lực được phát triển - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, làm thí nghiệm hóa học. - Năng lực giải quyết vấn đề và Năng lực vận dụng kiến thức: Vận dụng kiến thức về liên kết hidro để giải thích tính chất vật lí của este, điều kiện phản ứng điều chế este để làm bài tập phần củng cố. II. Chuẩn bị - HS ôn lại kiến thức phần ancol, axit cacboxylic của lớp 11 và chuẩn bị trước bài este ở nhà. - GV: + Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn... + Hóa chất: Dầu chuối, dầu ăn, dung dịch H 2 SO 4 và dung dịch NaOH. 65

75 III. Phương pháp dạy học: - PP nêu vấn đề; đàm thoại; trực quan; diễn giảng - PP học tập thảo luận nhóm nhỏ; PP tự học; tự nghiên cứu SGK đàm thoại; nêu vấn đề. IV. Tổ chức hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. Em hãy viết PTHH của phản ứng giữa axit axetic với các ancol: etylic, metylic. Nêu rõ điều kiện và đặc điểm của các phản ứng. H2SO4 Trả lời: CH 3 COOH + C 2 H 5 OH, t o CH 3COOC 2 H 5 + H 2 O (1) H2SO4 CH 3 COOH + CH 3 OH, t o CH 3COOCH 3 + H 2 O (2) Phản ứng có chất xúc tác là H 2 SO 4 đặc. Phản ứng là phản ứng thuận nghịch. - Một HS lên bảng làm bài - Các HS khác cùng làm. 3. Tiến trình bài dạy Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, danh pháp của este - Theo dõi PTHH của các PƯ mà bạn vừa I. Khái niệm, Danh pháp 1. Khái niệm: - Vậy este là gì? - GV nhận xét và kết luận viết trên bảng, sản phẩm hữu cơ thu đựơc là este. - HS nêu khái niệm este. - Khi thay nhóm -OH ở nhóm cacboxylic bằng nhóm OR ta được este. VD: - GV phân tích cấu tạo của etyl axetat - HS rút ra công thức tổng quát của este 0 t, H2SO4 CH3COOH C2H5OH CH COOC H H O (Etyl axetat) *Công thức tổng quát - Este đơn chức: 66

76 hướng dẫn HS tìm ra công thức tổng quát của este. R-C-O-R' O R: Gốc hidrocacbon trong phân tử axit. R : Gốc hidrocacbon trong phân tử ancol. - Este no, đơn chức, mạch hở: C x H 2x+1 COOC y H 2y+1 hoặc C n H 2n O 2 (n 2); (x 0, y 1) - Dựa vào công thức tổng quát của este, GV hướng dẫn HS viết CTCT các este đồng phân có CTPT C 4 H 8 O 2. - GV giới thiệu cách gọi tên este, gọi 1 este để minh hoạ. - HS thảo luận, viết công thức và lên bảng trình bày. - HS gọi tên các este ở ví dụ viết đồng phân trên. Ví dụ: C 4 H 8 O 2 có 4 đồng phân: HCOOCH 2 CH 2 CH 3 n-propyl fomat HCOOCH(CH 3 )CH 3 isopropyl fomat CH 3 COOC 2 H 5 etyl axetat C 2 H 5 COOCH 3 metyl propionat 2. Danh pháp Tên gốc R + tên gốc RCOO - (Xuất phát từ tên của axit tương ứng, thay đuôi ic at). Hoạt động: Tìm hiểu tính chất vật lí của este - GV: lấy các ống II. Tính chất vật lí nghiệm đựng: dầu ăn, dầu chuối, mỡ động vật cho HS quan sát. - Thông báo các chất trên là este. - Nêu tính chất vật lí - HS quan sát ống - Là chất lỏng (rắn) ở nhiệt độ của este? nghiệm đựng dầu thường, hầu như không tan trong chuối, liên hệ thực tế nước. nêu tính chất vật lí của - So với các axit đồng phân hoặc este. ancol có cùng khối lượng mol 67

77 - Vì sao este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn các axit đồng phân. - GV gợi ý khi HS gặp khó khăn. - Học sinh vận dụng kiến thức về liên kết Hidro giải thích tính tan và nhiệt độ sôi của este có với các axit đồng phân. phân tử thì este có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước thấp hơn hẳn. - Một số este có mùi đặc trưng. Hoạt động 3: Nghiên cứu tính chất hóa học của este - GV dẫn HS rút ra tên gọi của phản ứng thuận và phản ứng nghịch của phản ứng trong phần kiểm tra bài cũ - HS nhận xét: + PƯ thuận là PƯ este hoá. + PƯ nghịch là PƯ thuỷ phân este. III. Tính chất hoá học 1. Trong môi trường axit RCOOR ' 0 t, H2SO4 H2O RCOOH ' R OH - Nếu thực hiện PƯ thuỷ phân trong môi trường bazơ thì sao? - Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit và bazơ có điểm gì khác nhau? - GV hướng dẫn HS là thí nghiệm kiểm chứng. - GV hướng dẫn HS khi gặp khó khăn - HS thảo luận và rút ra nhận xét. - So sánh đặc điểm 2 PƯ và nêu nhận xét. - HS làm thí nghiệm của cho etyl axetat tác dụng lần lượt với dung dịch H 2 SO 4 và dung dich NaOH. - Quan sát hiện tượng ở mỗi ống nghiệm, giải thích hiện tượng và Axit cacboxylic ancol - Phản ứng là phản ứng thuận nghịch. b. Trong môi trường bazơ RCOOR ' NaOH RCOONa ' R OH PƯ 1 chiều: PƯ xà phòng hoá Ví dụ: CH 3 COOCH 3 + H 2 O t o 0 t, H2SO4 68

78 - GV thông báo este còn có phản ứng ở gốc hidrocacbon. viết phương trình phản ứng. CH 3 COOH +CH 3 OH CH 3 COOCH 3 + NaOH CH 3 COONa +CH 3 OH Hoạt động 4: Tìm hiểu về điều chế và ứng dụng của este. IV. Điều chế - Nêu phương pháp điều chế este? - HS tìm hiểu SGK cho biết các phương pháp điều chế este. - Có thể điều chế phenyl axetat từ - HS vận dụng kiến thức về tính chất của phenol và axit axetic axit axetic và phenol không? để giải thích. - GV thông báo - HS theo dõi và viết phương pháp điều phương trình chế phenyl axetat và vinyl axetat Bằng phản ứng este hoá RCOOH ' R OH 0 t, H2SO4 ' RCOOR H O - Este của phenol: phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit: t, H2SO4 ( CH3CO) 2O C2H5OH CH COOC H CH COOH - Điều chế vinyl axetat: - Hãy nêu các ứng dụng của este? - GV nhận xét và bổ sung. - HS tìm hiểu tài liệu, liên hệ thực tế và nêu ứng dụng của este. CH COOH CH CH 3 V. Ứng dụng 0, t xt CH COOCH CH Làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ. - Làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, nước hoa 69

79 Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò * GV củng cố kiến thức. * BT vận dụng: Một học sinh điều chế etyl axetat ở nhà bằng cách đun nóng ancol etylic với giấm có axit sunfuric đặc. Thí nghiệm có thành công không? Vì sao? * BT về nhà: 1. Một số este có mùi thơm tinh dầu hoa quả được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và nước hoa như: a. Benzyl axetat có mùi hoa nhài. b. Etyl butirat và Etyl propionat có mùi dứa. c. Amyl axetat có mùi dầu chuối. d. Isoamyl axetat có mùi chuối chín. e. Etyl fomat có mùi đào chín. f. Isobutyl propionat: Mùi rượu rum Viết các phương trình hóa học (PTHH) của các phản ứng điều chế các este trên từ ancol và axit tương ứng. 2. Gọi tên các este sau: HCOOCH 3 CH 3 COOC 2 H 5 CH 2 =CH-COOC 2 H 5 CH 3 COOCH=CH 2 : CH 3 -COO-CH 2-3. Bài tập 3, 4, 5, 6 SGK trang Giáo án bài luyện tập câu tạo và tính chất của cacbohidrat BÀI 7: LUYỆN TẬP CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CACBOHIDRAT 70

80 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hệ thống hóa kiến thức về cacbohiđrat. - Vận dụng kiến thức để giải các bài tập. 2. Kỹ năng - Phân tích, tổng hợp kiến thức, tìm mối quan hệ logic. - Viết PTHH, cân bằng phương trình, biết lập sơ đồ điều chế, sơ đồ nhận biết chất. - Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng hóa học có liên quan đến tính chất của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. 3. Năng lực được phát triển - Sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Làm việc theo cá nhân, hợp tác nhóm. - Năng lực vận dụng kiến thức. II. Chuẩn bị - GV: Hợp đồng, phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu, phiếu trợ giúp. - HS: ôn tập cấu trúc và tính chất của các cacbohidrat đã học, lập bảng hệ thống về cacbohidrat. III. Phương pháp dạy học - Dạy theo hợp đồng, dạy học theo nhóm. IV. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Kí hợp đồng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò Nội dung - GV đưa ra bản hợp đồng, giải - HS xem hợp đồng, thắc - Hợp đồng học tập. thích một số nội dung và yêu mắc những điều còn chưa - Nội dung các cầu cần thực hiện trong hợp rõ, rồi kí hợp đồng. nhiệm vụ đồng - Hoạt động này nên tiến hành trước một tuần để HS có thời gian chuẩn bị tốt hơn. Hoạt động 2: Thực hiện hợp đồng (28 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò Nội dung 71

81 - Giáo viên trợ giúp cho cá nhân gặp khó khăn và yêu cầu trợ giúp - Thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng đã ký Hoạt động 3: Thanh lí hợp đồng (7 phút) - Thực hiện hợp đồng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò Nội dung - Phân chia học sinh kiểm tra, - Trưng bày các sản phẩm - Kiểm tra, đánh giá đánh giá các hợp đồng lẫn nhau. - GV yêu cầu HS đánh giá bài làm của mình vào bản hợp đồng và cũng cho HS đánh giá theo kiểu đồng đẳng nhau để của cá nhân và nhóm. - Ghi nhận, đối chiếu kết quả của cá nhân và của nhóm mình và có phản hồi tích cực mang tính khách quan. Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá (8 phút) việc thực hiện các hợp đồng. - GV thu thập kết quả thực hiện hợp đồng của HS trong lớp, tổng hợp kiến thức cần nhớ và dặn dò chuẩn bị cho bài sau hay phổ biến cho HS kí hợp đồng cho tiết học sau (nếu có). HỢP ĐỒNG HỌC TẬP: LUYỆN TẬP CACBOHIDRAT Tôi là:... HS lớp... Hôm nay, ngày.../.../... tại lớp... tôi và Thầy giáo... Cùng cam kết thực hiện hợp đồng học tập với các nhiệm vụ và nội dung quy định bên dưới đây: Nhiệm vụ Nội dung Lựa chọn Nhóm 1 Tóm tắt kiến thức theo mẫu 2 Giải bài tập Giải bài tập Giải bài tập Giải ô chữ 6 Nhiệm vụ và quyền hạn của HS: Tự đánh Đáp án giá - Thực hiện đầy đủ các nội dung, nhiệm vụ mà Thầy giáo đã giao. 72

82 - Tự đánh giá một cách trung thực sau khi hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ được giao. - Có quyền thắc mắc, yêu cầu sự giúp đỡ từ phía GV và các bạn cùng nhóm. Nhiệm vụ và quyền hạn của GV: cho HS. - Giúp đỡ HS trong quá trình thực hiện hợp đồng. - Đưa ra các gợi ý, đáp án của các bài tập tương ứng với các nhiệm vụ đã giao - Yêu cầu HS, nhóm HS giải quyết các nội dung, nhiệm vụ được giao. Các ghi chú trong hợp đồng : Nhiệm vụ bắt buộc : Thời gian tối đa : Nhiệm vụ tự chọn : Đã hoàn thành :Hoạt động theo nhóm 04 người :Hoạt động cá nhân : Rất thoải mái :Giáo viên chỉnh sửa :Chia sẻ với bạn :Đáp án : Bình thường : Không hài lòng : Tiến triển tốt Tôi cam kết thực hiện theo đúng hợp đồng này. Học sinh (Kí) : Gặp khó khăn CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN TRONG HỢP ĐỒNG HỌC TẬP Nhiệm vụ 1. ( - - Làm trước giờ luyện tập ở nhà) Giáo viên Tự nghiên cứu SGK và tổng kết kiến thức về CTPT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học và ứng dụng của các hợp chất cacbohiđrat theo bảng tổng kết sau: Hợp chất Cacbohiđrat Công thức phân tử Đặc điểm cấu tạo Tính chất Monosaccarit Đisaccarit Polisaccarit (Kí) Glucozơ Fructozơ Saccarozơ Tinh bột Xenlulozơ hóa học Ứng dụng Nhiệm vụ 2. ( - - không có phiếu hỗ trợ) Bài tập 1: Chọn đáp án đúng cho các câu trắc nghiệm sau: Câu 1: Hãy cho biêt hiện tượng nào sau đây không đúng? 73

83 A. Cho vài giọt dd I 2 vào nước cơm nóng thấy có màu xanh đậm. B. Nhỏ dd I 2 vào mặt cắt mới quả chuối xanh thấy có màu xanh lục. C. Miếng cơm cháy vàng ở đáy nồi sẽ ngọt hơn cơm ở phía trên. D. Khi ăn cơm, nếu nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt. Câu 2: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. với Cu(OH) 2. B. thủy phân. C. trùng ngưng. D. tráng bạc. Câu 3: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, frutozơ, etyl format, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH) 2 ở điều kiện thường là: A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Nhiệm vụ 3: ( - - có phiếu hỗ trợ) Bài tập 2: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch riêng biệt trong mỗi nhóm hóa chất sau: a. Glucozơ, Glixerol. Anđehit axetic b. Glucozơ, Saccarozơ; glixerol c. Saccarozơ, Anđehit axetic, Hồ tinh bột Nhiệm vụ 4. ( - - có phiếu hỗ trợ) Bài tập 3: Gồm 3 phiếu với 3 màu khác nhau: * Phiếu màu xanh: (Dành cho HS yếu) Đun nóng dung dịch chứa 54 gam glucozơ với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là: A. 43,2g. B. 2,16g. C. 64,8g. D. 84,6g. * Phiếu màu vàng: (Dành cho HS trung bình) Thuỷ phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ khí CO 2 sinh ra cho đi qua dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 750 g kết tủa, nếu hiệu suất mỗi quá trình là 80% thì giá trị m là A. 949,2. B. 945,0. C. 950,5. D. 994,2. * Phiếu màu đỏ: (Dành cho HS khá, giỏi) Cây xanh cần CO 2, nước, ánh nắng mặt trời và chất diệp lục để quang hợp. Khí CO 2 chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Để cung cấp CO 2 cho phản ứng 74

84 quang hợp tạo ra 81,0 gam tinh bột (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn) thì thể tích không khí (ở đktc) cần dùng là bao nhiêu? Nhiệm vụ 5. ( - ) GIẢI Ô CHỮ Từ khóa 1. Loại đường có tên là đường nho. 2. Phản ứng thủy phân tinh bột cần xúc tác? 3. Thành phần có trong gạo nếp làm cho cơm nếp dẻo hơn cơm tẻ. 4. Tên một loại đường có nhiều trong mật ong làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Từ khóa gồm 6 chữ cái, các chữ cái được bôi màu là các chữ cái trong từ chìa khóa, một tên gọi khác của cacbohidrat. Em hãy tìm từ khóa của ô chữ trên. Phiếu hỗ trợ và đáp án (phần dành cho GV) *Đáp án nhiệm vụ 1: Hợp chất cacbohiđrat Công thức phân tử Đặc điểm cấu tạo Tính chất hóa học Monosaccarit Đisaccarit Polisaccarit Glucozơ Fructozơ Saccarozơ Tinh bột Xenlulozơ C 6 H 12 O 6 C 6 H 12 O 6 C 12 H 22 O 11 (C 6 H 10 O 5 ) n (C 6 H 10 O 5 ) n Dạng mạch hở: gồm 5 nhóm OH và 1 nhóm CHO - Tính chất của ancol đa chức - Tính chất của anđehit - Phản ứng Dạng mạch hở: gồm 5 nhóm OH và 1 nhóm CO - Tính chất của ancol đa chức - Tính chất của nhóm cabonyl Gồm 1gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ. - Tính chất của ancol đa chức - Phản ứng thủy phân Gồm nhiều mắt xích α-glucozơ liên kết với nhau - Phản ứng thủy phân - Phản ứng màu với I 2 Gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài - Phản ứng thủy phân - Phản ứng axit HNO 3 và anhidrit axetic 75

85 Ứng dụng lên men Là chất dinh dưỡng có giá trị của con người, thuốc tăng lực, tráng - Phản ứng tráng bạc Dùng trong công nghiệp thực phẩm gương *Đáp án nhiệm vụ 2: 1.A; 2.B; 3.A Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 3: Câu A B Dùng trong Công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược phẩm Là chất dinh dưỡng cơ bản của con người, sản xuất bánh kẹo, glucozơ Vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình Thuốc thử Chất thử Glucozơ Glixerol Anđehit axetic Cu(OH) 2 Dd xanh lam Dd xanh lam - Đun nóng đỏ gạch - Thuốc thử Glucozơ Saccarozơ glixerol AgNO 3 /NH 3 đun nhẹ Ag - - H + ; t 0 sau 5 phút cho AgNO 3 /NH 3 Ag - đun nhẹ Thuốc thử Saccarozơ, Anđehit axetic, Hồ tinh bột C Dd I Xanh tím Cu(OH) 2 Xanh lam - Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 4: * Hỗ trợ phiếu màu xanh: C C 6 H 12 O 6 2Ag 0,3 mol 0,6 mol m Ag = 0,6.108 = 64,8g *Hỗ trợ phiếu màu vàng: - Hiệu suất của quá trình điều chế ancol từ tinh bột: H=80%.80%=64% TP men Ca( OH ) 2 du n ( C H O ) nc H O 2nC H OH 2nCO 2nCaCO 3,75 mol n 7,5mol 76

86 3,75.162n 100 m. 949, 2 gam n 64 *Hỗ trợ phiếu màu đỏ: - Phương trình phản ứng quang hợp: 6nCO 5 nh O ( C H O ) 3nO QH n 2 Cứ 264 gam 162 gam m gam 81 gam - Khối lượng CO 2 cần dùng: mco gam Thể tích CO 2 và thể tích không khí cần dùng: 132 VCO 22,4. 67,2lít Vkhông khí 67, lít = 224 m 0,

87 *Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 5: 1 G L U C Z Ơ 2 A X I T 3 A M I L O P E C T I N 4 F R U C T O Z Ơ Từ khóa G L U X I T Thiết kế công cụ đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh Thiết kế bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Từ các tiêu chí, biểu hiện của NL VDKT, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng kiểm quan sát đánh giá NL VDKT của HS trong dạy học hóa học dành cho GV đánh giá và phiếu tự đánh giá của HS. Bảng 2.1. Bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học hóa học THPT (dành cho GV) Trường THPT...Ngày...tháng...năm... Đối tượng quan sát: Lớp... nhóm... Tên bài học:... Tên GV đánh giá: Các tiêu chí đánh giá NLVDKT Khả năng tiếp cận, nhận thức được vấn đề trong nội dung bài học, trong BTHH có liên quan với thực tiễn. Phân tích tình huống có vấn đề trong BTHH có liên quan đến thực tiễn. Biết phát hiện, tìm được cách giải quyết vấn đề có trong nội dung bài học, trong BTHH có nội dung liên quan với thực tiễn. Xây dựng các giả thiết về vấn đề đặt ra trên cơ sở kiến thức hóa học. Lập kế hoạch giải quyết tình huống có vấn đề trong BTHH thực tiễn. Vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết vấn đề thực 6 tiễn theo kế hoạch. 7 Đánh giá sự phù hợp của cách giải quyết vấn đề thực Điểm đạt được Nhận xét 78

88 tiễn. 8 Nêu kết luận ngắn gọn, chính xác nhất 9 Có kỹ năng giải quyết những tình huống tương tự. Biết đánh giá, tự đánh giá kết quả và có những đề xuất hướng hoàn thiện. Ghi chú: chấm theo thang điểm 10, tối đa 10 điểm/ tiêu chí Bảng 2.2. Phiếu tự đánh giá năng lực VDKT của HS Trường THPT...Ngày...tháng...năm... Lớp... Họ và tên HS... Tên bài học:... Các tiêu chí đánh giá NLVDKT Khả năng tiếp cận, nhận thức được vấn đề trong nội dung bài học, trong BTHH có liên quan với thực tiễn. Phân tích tình huống có vấn đề trong BTHH có liên quan đến thực tiễn. Biết phát hiện, tìm được cách giải quyết vấn đề có trong nội dung bài học, trong BTHH có nội dung liên quan với thực tiễn. Xây dựng các giả thiết về vấn đề đặt ra trên cơ sở kiến thức hóa học. Lập kế hoạch giải quyết tình huống có vấn đề trong BTHH thực tiễn. Vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết vấn đề thực tiễn theo kế hoạch. Đánh giá sự phù hợp của cách giải quyết vấn đề thực 7 tiễn. 8 Nêu kết luận ngắn gọn, chính xác nhất 9 Có kỹ năng giải quyết những tình huống tương tự. Biết đánh giá, tự đánh giá kết quả và có những đề xuất 10 Điểm đạt được hướng hoàn thiện. Ghi chú: chấm theo thang điểm 10, tối đa 10 điểm/tiêu chí Thiết kế đề kiểm tra Nhận Để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức thực tiễn của HS, chúng tôi đã thiết kế 1 bài kiểm tra 15 phút và 1 bài kiểm tra 45 phút sử dụng các bài tập trong hệ thống bài tập đã xây dựng, các đề kiểm tra này 79 xét

89 được sử dụng để đánh giá NL VDKT của HS sau các bài dạy thực nghiệm và được trình bày ở phụ lục số 03 trong luận văn. Tiểu kết chương 2 Trong chương 2 chúng tôi đã nghiên cứu việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS thông qua dạy học phần este, cacbohidrat. Nội dung gồm các phần sau: - Phân tích mục tiêu, nội dung và cấu trúc chương este, cacbohidrat hóa học 12 - Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng bài tập hóa học thực tiễn nhằm phát triển NL VDKT cho HS. - Quy trình thiết kế bài tập hóa học thực tiễn - Hệ thống bài tập thực tiễn về este, cacbohidrat để phát triển NL VDKT cho HS - Thiết kế hai giáo án và đề kiểm tra sử dụng thực nghiệm sư phạm - Thiết kế công cụ đánh giá NL VDKT của HS 80

90 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm Mục đích thực nghiệm sư phạm Trên cơ sở những nội dung đề xuất ở phần trên, chúng tôi đã tiến hành TN sư phạm nhằm giải quyết một số vấn đề sau: - Đánh giá tính phù hợp của hệ thống BTHH thực tiễn về este, cacbohidrat hóa học 12 THPT. - Khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài là thiết thực, có tính khả thi và hiệu quả đáp ứng được yêu cầu dạy học phát triển NL VDKT cho HS Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm - Thiết kế bài dạy thực nghiệm theo nội dung luận văn. - Lựa chọn nội dung và địa bàn thực nghiệm. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm: Dạy học các bài thực nghiệm, tiến hành kiểm tra đánh giá sau giờ dạy. - Sử dụng thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. - Đánh giá tính khả thi, tính phù hợp và tính hiệu quả của hệ thống BTHH đã tuyển chọn, xây dựng và các đề xuất sử dụng BTHH nhằm phát triển NL VDKT cho HS Thời gian, đối tượng thực nghiệm - Thời gian thực nghiệm: từ 1/8/2016 đến 30/9/ Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp Quá trình tiến hành thực nghiệm Lựa chọn đối tượng thực nghiệm * Trường thực nghiệm sư phạm: Trong năm học tôi tiến hành TNSP tại các trường: THPT Ứng Hòa B - TP Hà Nội; THPT Mỹ Đức A - TP Hà Nội; THPT Lý Tử Tấn TP Hà Nội. Các trường được lựa chọn mang tính đại diện về đối tượng HS, 3 trường tôi lựa chọn đều có cơ sở trang thiết bị vật chất khá tốt, đều có phòng thí nghiện với đội ngũ GV có trình độ chuyên môn vững vàng, rất tâm huyết với nghề. Nhà trường luôn tạo mọi sự giúp đỡ chúng tôi trong quá trình tiến hành thực nghiệm. *Lớp thực nghiệm: 81

91 Bảng 3.1. Đối tượng và địa bàn TNSP STT Trường TNSP Lớp TN Lớp ĐC Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số 1 THPT Ưng Hòa B 12A A THPT Mỹ Đức A 12A A THPT Lý Tử Tấn 12A A2 40 Trước khi kiểm tra TN chúng tôi dựa vào kết quả bài kiểm tra học kì II lớp 11 của HS để lựa chọn các lớp thực nghiệm. Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có điểm các bài kiểm tra học kì II năm trước tương đương và cùng giáo viên dạy. HS đang học phần hóa học hữu cơ, phù hợp với đối tượng của đề tài nghiên cứu Lựa chọn giáo viên thực nghiệm Dạy thực nghiệm đề tài gồm 3 giáo viên: 1. Cô Đào Thị Hồng Thi Trường THPT Ứng Hòa B Hà Nội 2. Cô Lê Thị Hồng Liên Trường THPT Mỹ Đức A Hà Nội 3. Cô Lê Thị Huyền Thanh Trường THPT Lý Tử Tấn Hà Nội Tiến hành thực nghiệm Trước khi tiến hành bài dạy TN chúng tôi đã gặp gỡ trao đổi với GV tham gia dạy TN thống nhất về nội dung kiến thức, PPDH và bài kiểm tra ở lớp TN và ĐC, trao đổi kĩ về phương pháp tiến hành bài dạy ở lớp TN (theo kế hoạch bài dạy đã đề xuất), cách thức tổ chức bài dạy. Phương pháp đánh giá sự phát triển năng lực HS qua bảng kiểm quan sát và phiếu tự đánh giá. Sau khi thực nghiệm ở lớp thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra đồng thời lớp đối chứng và lớp thực nghiệm để xác định hiệu quả tính khả thi của phương án thực nghiệm. Việc kiểm tra đánh giá được tiến hành 2 lần: lipit. - Lần 1 (kiểm tra 15 phút): Được thực hiện sau thực nghiệm chương este - - Lần 2 (kiểm tra 1 tiết): Được thực hiện sau thực nghiệm chương cacbohidrat. Nội dung đề kiểm tra chúng tôi sử dụng những BTHH có nội dung thực tiễn nhằm phát triển NL DVKT cho HS. (phụ lục 3) Thực hiện chương trình thực nghiệm Trong đề tài, chúng tôi lựa chọn dạy hai bài thực nghiệm: - Bài 1 - Tiết 2: Este - Bài 7 - Tiết 10: Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat. 82

92 Ở lớp đối chứng, giáo viên dạy theo phương pháp thông thường với những hệ thống bài tập có sẵn trong sách giáo khoa và sách bài tập hiện hành. Ở các lớp thực nghiệm, GV dạy theo giáo án được thiết kế theo hướng sử dụng các bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS Xử lí số liệu và kết quả thực nghiệm Phương pháp xử lí kết quả TNSP a. Trung bình cộng: Đặc trưng cho sự tập trung của số liệu. ni xi n1 x1 n2x2... nk x k i 1 (3.1) x n n... n n 1 2 k k (x i : Điểm bài kiểm tra (0 x 10); n i: Tần số các giá trị của x i ; n: Số HS tham gia thực nghiệm). b. Phương sai S 2 và độ lệch chuẩn S: là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng. k 2 i n x x S S S n 1 i 2 i 1 2 ; (3.2) (Giá trị S càng nhỏ, số liệu càng ít phân tán S c. Hệ số biến thiên V: So sánh 2 tập hợp có x khác nhau V 100% (3.3) x - Khi 2 bảng số liệu có giá trị trung bình cộng bằng nhau thì ta tính độ lệch chuẩn S, nhóm nào có độ lệch chuẩn S bé thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn. - Khi 2 bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau thì ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu bằng hệ số biến thiên V. Nhóm nào V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn, nhóm nào có V lớn hơn thì có trình độ cao hơn. + Nếu V trong khoảng 0 10%: Độ dao động nhỏ. + Nếu V trong khoảng 10 30%: Độ dao động trung bình. + Nếu V trong khoảng %: Độ dao động lớn. Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình thì kết quả thu được đáng tin cậy, ngược lại với độ dao động lớn thì kết quả thu được không đáng tin cậy. 83

93 Xử lí theo tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Đại lượng Công thức tính Ý nghĩa TB (giá trị Cho biết giá trị điểm trung = Average(number1, number2...) trung bình) bình SD (Độ lệch Mức độ đồng đều điểm của = Stdev(number1, number2...) chuẩn) học sinh SMD: Mức SMD = [GTTB (nhóm TN) Cho biết độ ảnh hưởng của tác độ ảnh GTTB (nhóm ĐC)]/ độ lệch chuẩn động hưởng nhóm ĐC So sánh giá trị mức độ ảnh hưởng với bảng tiêu chí Cohen Giá trị mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng Trên 1,00 Rất lớn 0,80 đến 1,00 Lớn 0,50 đến 0,79 Trung bình 0,20 đến 0,49 Nhỏ Dưới 0,20 Không đáng kể Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh Dựa trên sự quan sát, đánh giá của GV và tự đánh giá của HS về sự phát triển năng lực VDKT của HS chúng tôi có bảng tổng hợp sau: Bảng 3.2. Kết quả đánh giá qua bảng kiểm quan sát năng lực VDKT của HS Các tiêu chí đánh giá NLVDKT Khả năng tiếp cận, nhận thức được vấn đề trong nội dung bài học, trong BTHH có liên quan với thực tiễn. Phân tích tình huống có vấn đề trong BTHH có liên quan đến thực tiễn. Biết phát hiện, tìm được cách giải quyết vấn đề có trong nội dung bài học, trong BTHH có nội dung liên Điểm trung bình GV HS tự đánh giá đánh giá TN ĐC TN ĐC quan với thực tiễn. 4 Xây dựng các giả thiết về vấn đề đặt ra trên cơ sở kiến thức hóa học Lập kế hoạch giải quyết tình huống có vấn đề trong BTHH thực tiễn Vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết vấn đề thực

94 tiễn theo kế hoạch. 7 Đánh giá sự phù hợp của cách giải quyết vấn đề thực tiễn Nêu kết luận ngắn gọn, chính xác nhất Có kỹ năng giải quyết những tình huống tương tự Biết đánh giá, tự đánh giá kết quả và có những đề xuất hướng hoàn thiện Kết quả các bài kiểm tra. Kết quả thực nghiệm sư phạm được trình bày trong các bảng dưới đây: Bảng 3.3. Kết quả các bài kiểm tra Trường THPT Ứng Hòa B Mỹ Đức A Lý Tử Tấn Lớp 12A1 (44 HS) 12A2 (43 HS) 12 A5 (45 HS) 12 A6 (45 HS) 12 A1 (42 HS) 12 A2 (40 HS) Đối Bài Số HS đạt điểm Xi tượng KT TN số số ĐC số số TN số số ĐC số số TN số số ĐC số số Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm. Để có được những nhận xét chính xác, kết quả kiểm tra được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học và phân tích theo thứ tự sau: Lập bảng phân phối: tần số, tần suất, tần suất lũy tích, vẽ đồ thị đường lũy tích Từ dữ liệu của bảng 3.3 ta tính được phần trăm số HS đạt điểm X i, phần trăm số HS đạt điểm X i trở xuống và xây dựng đồ thị đường lũy tích. Bảng số 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích 85

95 (Lớp 12A1 và 12A2 trường THPT Ứng Hòa B bài số 1) Số HS % HS đạt điểm Xi trở đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi xuống Điểm TN ĐC TN ĐC TN ĐC Tổng Hình vẽ 3.1: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 trường THPT Ứng Hòa B Bảng số 3.5. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích (Lớp 12A5 và 12A6 Trường THPT Mỹ Đức A- Bài số 1) Số HS % HS đạt điểm Xi trở đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi xuống Điểm TN ĐC TN ĐC TN ĐC

96 Tổng Hình vẽ 3.2: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 trường THPT Mỹ Đức A Bảng số 3.6. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích (Lớp 12A1 và 12A2 Trường THPT Lý Tử Tấn - Bài số 1) Số HS % HS đạt điểm Xi trở đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi xuống Điểm TN ĐC TN ĐC TN ĐC

97 Tổng Hình vẽ 3.3: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 trường THPT Lý Tử Tấn Bảng 3.7: Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích ( Lớp 12A1 và 12A2 trường THPT Ứng Hòa B Bài số 2) Số HS % HS đạt điểm Xi trở đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi xuống Điểm TN ĐC TN ĐC TN ĐC Tổng

98 Hình vẽ 3.4: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 trường THPT Ứng Hòa B Bảng 3.8: Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích ( Lớp 12A1 và 12A2 trường THPT Mỹ Đức A Bài số 2) Số HS % HS đạt điểm Xi đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống Điểm TN ĐC TN ĐC TN ĐC Tổng

99 Hình vẽ 3.5: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 trường THPT Mỹ Đức A Bảng 3.9: Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích ( Lớp 12A1 và 12A2 trường THPT Lý Tử Tấn Bài số 2) Số HS % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi Điểm đạt điểm Xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC Tổng

100 Hình vẽ 3.6: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 trường THPT Lý Tử Tấn Bảng 3.10: Bảng tổng hợp kết quả các bài kiểm tra Bài Tổng Đối Số HS đạt điểm Xi kiểm số tượng tra HS 131 TN Số ĐC Số TN ĐC Tổng 262 TN ĐC Bảng 3.11: Bảng phân loại kết quả học tập của HS Bài Phân loại kết quả học tập của HS (%) Yếu kém Trung bình Khá Giòi kiểm (0-4 điểm) (5,6 điểm) (7,8 điểm) (9,10 điểm) tra TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC Số Số Tổng

101 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS (bài kiểm tra số 1) Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS (bài kiểm tra số 2) Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS (Tổng hợp bài kiểm tra) Tính các tham số đặc trưng Bảng Các tham số đặc trưng Bài kiểm tra Các Tham số đặc trưng x S 2 S V(%) TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC Số Số Tổng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ

Chi tiết hơn

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM UNICEF VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI CHIẾN LƯỢC DẠY HỌC VÀ HỖ TRỢ HỌC SINH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ HỌC HÒA NHẬP CẤP TIỂU HỌC (Tài liệu hướng dẫn giáo viên các

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc Dự Án Phát Triển Giáo Viên Tiểu Học GIÁO TRÌNH Dạy Học Lớp 4 Theo Chương Trình Tiểu Học Mới Ebook.moet.gov.vn, 2008 Tiếng Việt A. Tổng quan về tiểu mô-đun 1. Mục tiêu của tiểu mô-đun Học xong tiểu môđun

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC Giai đoạn 2 TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC Giai đoạn 2 TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC Giai đoạn 2 TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: ĐỊA LÍ (Lưu hành nội bộ) Hà Nội, năm

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỰC NGHIỆM, VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT

Chi tiết hơn

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NUÔI YÊU THÍCH Vẽ Gà (MT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nhận biết hình dáng chung, đặc điểm các bộ phận và vẻ đẹp của

Chi tiết hơn

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát triển khả năng tư duy thuật toán, năng lực sử dụng

Chi tiết hơn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018) Hà Nội,

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm 2010 1 LỜI NÓI ĐẦU Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, 2014 1 NGHỊ QUYẾT TW8 VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. Tình hình và nguyên nhân 1.1.

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TS. Võ Minh Hùng Bộ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TS. Võ Minh Hùng Bộ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TS. Võ Minh Hùng Bộ môn Lý luận Chính trị, Khoa Khoa học Cơ bản, Trường

Chi tiết hơn

Vận dụng quan điểm tích hợp trọng dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông

Vận dụng quan điểm tích hợp trọng dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG VIỆT HÀ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Địa lí Mã số : 60140111

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook :   Tham gia cộn Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----- ----- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ GVHD: Th.S Thái Ngọc Tăng Thành viên:

Chi tiết hơn

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd 316 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN ĐỔI QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG, NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN PGS. TS. Nguyễn Ngọc Khánh

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

?ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC MAI QUANG HUY QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐHQGHN THEO TIẾP CẬN GIÁO DỤC SO

?ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC MAI QUANG HUY QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐHQGHN THEO TIẾP CẬN GIÁO DỤC SO ?ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC MAI QUANG HUY QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐHQGHN THEO TIẾP CẬN GIÁO DỤC SO SÁNH Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 9 14 01

Chi tiết hơn

A

A VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẢI CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13.

Chi tiết hơn

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT Chuyên Hưng Yên 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài

Chi tiết hơn

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NHÂN ĐÀN ONG MÃ SỐ: 04 NGHỀ: NUÔI ONG MẬT Trình độ: Sơ cấp nghề Hà nội: 2012 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên

Chi tiết hơn

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC UBND HUYỆN CÙ LAO DUNG PHÕNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Cuø Lao Dung, thaùng 4 naêm 2017 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 Lời nói đầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Thực trạng dạy và học môn Vật lý ở trường

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 38/2005/QH11 LUẬT GIÁO DỤC Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung

Chi tiết hơn

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong Tràm Cà Mau Vào chuyện: Trên một đảo nhỏ nằm giữa biên giới Việt Nam, Cao Miên và Thái Lan, không biết thuộc địa phận nước nào, có một gia đình bốn người vui sống êm đềm. Ba cha con là người địa phương,

Chi tiết hơn

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ TÀI NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN II LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945 (LỊCH SỬ 11) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ

Chi tiết hơn

tang cuong nang luc day hoc THCS

tang cuong nang luc day hoc THCS TRẦN ĐÌNH CHÂU ĐẶNG THỊ THU THUỶ PHAN THỊ LUYẾN MODULE THcs 18 PH ng ph p d¹y häc tých cùc PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 57 A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN S phát tri n kinh t xã h i trong b i c nh toàn c u hoá

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC NHÀ TRƯỜNG

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ  VÀ TÂM LÝ HỌC NHÀ TRƯỜNG Tâm lý học sư phạm và giao tiếp sư phạm TS. Lê Thị Thanh Thủy Chủ đề 1. Tâm lý học sư phạm Chủ đề 2. Giao tiếp trong sư phạm A. Tâm lý học sư phạm 1. Đối tượng của tâm lý học sư phạm Nghiên cứu những quy

Chi tiết hơn

1

1 1 THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Thân gửi cán bộ công nhân viên Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) được thành lập và chính thức đi vào hoạt

Chi tiết hơn

Microsoft Word - giao an hoc ki I.doc

Microsoft Word - giao an hoc ki I.doc Ngày soạn:.. Tuần: 01. Tiết PPCT: 01 Bài 1. BÀI MỞ ĐẦU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nêu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người. - Xác định được vị trí của con người trong giới động

Chi tiết hơn

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT ĐỂ ÁP DỤNG TÀI HÙNG BIỆN TRONG

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 5 Chương 17 L Lúc ăn cơm chiều, chị dâu anh cứ luôn luôn trừng mắt với em á!" Tư Đồ Tĩnh bước vào phòng, Hồng Diệp liền mãnh liệt lay lay cánh tay anh, bắt đầu lải nhải tố cáo, muốn anh tin lời mình

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

Microsoft Word - BÀi viết Ngô QuỂc Phương HỎi thảo Hè Porto 2019 (1)

Microsoft Word - BÀi viết Ngô QuỂc PhÆ°Æ¡ng HỎi thảo Hè Porto 2019 (1) BẢN THẢO Xin tuyệt đối không trích dẫn, đăng lại mà không có sự đồng ý của tác giả Hoạch định chính sách canh tân, phát triển đất nước và tiếp thu ý kiến tham mưu, tư vấn bởi nhà nước và ĐCSVN vài điểm

Chi tiết hơn

Moät soá bieän phaùp gaây höùng thuù hoïc taäp moân Sinh hoïc 7 Trang I. MỞ ĐẦU o ọn ề t M ề t m v ề t n p p n n u ề t

Moät soá bieän phaùp gaây höùng thuù hoïc taäp moân Sinh hoïc 7 Trang I. MỞ ĐẦU o ọn ề t M ề t m v ề t n p p n n u ề t Trang I. MỞ ĐẦU... 2 1. o ọn ề t... 2 2. M ề t... 3 3. m v ề t... 3 4. n p p n n u ề t... 3 5. m v n n u ề t... 3 6. Đố t n n n u... 4 7. T n mớ ề t... 4 II. ỘI DU G... 4 A. CƠ SỞ KHOA HỌC( Ý UẬ )... 4

Chi tiết hơn

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ Những bài văn hay phân tích bài viết Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi - Để học tốt môn Văn lớp 9. Đề bài: Phân tích bài "Tiếng nói của văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi. *** Văn mẫu hay nhất phân tích

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Microsoft Word - Noi dung tom tat BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------o0o---------- TRƯƠNG HOÀNG LƯƠNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

Chi tiết hơn

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC KHOA SƯ PHẠM BÀI GIẢNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Th.s Nguyễn Minh Trung email: minhtrungspkt@gmail.com Mobile : 0939 094 204 1 MỤC LỤC Contents MỤC LỤC... 1 Chương 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC...

Chi tiết hơn

Thầy Nguyễn Đình Độ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 MÔN: HÓA HỌC Thời gian 90 phút Mã đề 190 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ THI GỒM 50 CÂU ( TỪ CÂU

Thầy Nguyễn Đình Độ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 MÔN: HÓA HỌC Thời gian 90 phút Mã đề 190 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ THI GỒM 50 CÂU ( TỪ CÂU ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 MÔN: HÓA HỌC Thời gian 90 phút Mã đề 190 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ THI GỒM 50 CÂU ( TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu 1: Thủy phân este đơn chức

Chi tiết hơn

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai RICHARD TEMPLAR VIỆC HÔM NAY (CỨ) CHỚ ĐỂ NGÀY MAI Bản quyền tiếng Việt 2012 Công ty Sách Alpha Lời giới thiệu Tôi đoán rằng khi chọn đọc cuốn sách này, hẳn bạn đang nghĩ mình chẳng làm được gì nên hồn,

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 75-nguyen-tac-thanh-cong.docx

Microsoft Word - 75-nguyen-tac-thanh-cong.docx www.chiakhoathanhcong.com hân hạnh giới thiệu đến Quý vị ebook miễn phí: 75 NGUYÊN TẮC THÀNH CÔNG Quý vị có thể tìm đọc rất nhiều ebook miễn phí hay, bổ ích về Hạnh phúc, Thành công, Giàu có (Kiếm tiền

Chi tiết hơn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TÀI LIỆU GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG (Dành cho hội viên, phụ nữ) Tháng 12/2015 1 MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI PHỤ NỮ Không có chỗ cho Bác gái đứng à? Ngày 26 tháng 12

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM CHU THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM CHU THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM --------------------------------- CHU THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON Chuyên ngành: Lý luận

Chi tiết hơn

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :..

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :.. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :.. 2 MỤC LỤC Quy định dạy và học đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ... 8 Phụ lục... 45 Quy

Chi tiết hơn

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CAM ĐOAN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DƢƠNG VĂN THỊNH TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã

Chi tiết hơn

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9 Đề 11 Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9 Author : vanmau Đề 11 Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) Phát triển kỹ năng làm bài văn

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 10

CHƯƠNG 10 CHƯƠNG 10 KIẾN GIẢI VỀ NGHIỆP LÝ QUY LUẬT TÁC ĐỘNG VÀ PHẢN ỨNG Quy luật nghiệp lý là một trong những quy luật quan trọng nhất chi phối và điều động đời sống của chúng ta. Hiểu được nghiệp lý, sống trong

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THỊ MAI SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC PHẦN PHI KIM LỚP 11, Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC HÀ NỘI 2015

Chi tiết hơn

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT BỘ TƯ PHÁP VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC AN TOÀN LAO ĐỘNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Ngày 25/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông

Chi tiết hơn

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan Dịch giả: Kỳ Thư Lời tựa Cho dù bạn đang ở đâu trên trái đất này, nơi núi non hùng vĩ hay ở chốn phồn hoa đô hội, trên thiên đường hay dưới địa ngục, thì bạn cũng chính là người tạo dựng nên cuộc sống

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

Tình yêu và tội lỗi

Tình yêu và tội lỗi HẬN THÙ MÙ QUÁNG (phần hai) Tôi ngồi xuống ghế sau bàn viết, tay cầm một chiếc thước gõ nhẹ lên mép bàn, người ngả ra phía sau. Khi hỏi cung, tư thế ngồi như vậy rất thuận lợi. Lẽ ra tôi phải đợi cho Vôkơ

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu Bình giảng tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu Author : Hà Anh Đề bài: Bình giảng tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu Bài làm Thông qua câu chuyện kể về chuyến đi của

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 28 "N Chương 55 Nhỏ máu nghiệm thân "Nương tử, cũng đã hơn nửa năm, không có tin tức gì của Sở Hà cũng không biết hiện tại đã đến kinh thành chưa." Tằng Tử Phu lau tay, quay đầu cười cười với Thạch

Chi tiết hơn

HỒ SƠ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN QUÁ TRÌNH KẾT TINH CỦA TINH THỂ KAl(SO4)2.12H2O I. NGƯỜI SOẠN GV: Phạm Thị Hiền Tổ Hóa Trường: Phổ t

HỒ SƠ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN QUÁ TRÌNH KẾT TINH CỦA TINH THỂ KAl(SO4)2.12H2O I. NGƯỜI SOẠN GV: Phạm Thị Hiền Tổ Hóa Trường: Phổ t HỒ SƠ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN QUÁ TRÌNH KẾT TINH CỦA TINH THỂ KAl(SO4)2.12H2O I. NGƯỜI SOẠN GV: Phạm Thị Hiền Tổ Hóa Trường: Phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring Địa chỉ: 95 Ái Mộ,

Chi tiết hơn

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH ----------------- & ----------------- QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viên đại học, cao đẳng hệ chính quy học theo học chế tín

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠ NG ĐA I HO C SƯ PHA M NGHÊ THUÂ T TRUNG ƯƠNG NGÔ THỊ BÍCH THẢO HƯỚNG DẪN CẢM THỤ ÂM NHA C GIAO HƯỞNG, THÍNH PHÒNG CHO HO C

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠ NG ĐA I HO C SƯ PHA M NGHÊ THUÂ T TRUNG ƯƠNG NGÔ THỊ BÍCH THẢO HƯỚNG DẪN CẢM THỤ ÂM NHA C GIAO HƯỞNG, THÍNH PHÒNG CHO HO C BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠ NG ĐA I HO C SƯ PHA M NGHÊ THUÂ T TRUNG ƯƠNG NGÔ THỊ BÍCH THẢO HƯỚNG DẪN CẢM THỤ ÂM NHA C GIAO HƯỞNG, THÍNH PHÒNG CHO HO C SINH TRUNG HO C CƠ SỞ LUÂ N VĂN THA C SĨ LÝ LUÂ N

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN

Chi tiết hơn

A

A - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hậu Giang là một tỉnh nội đồng mới được thành lập cách đây không lâu và đang từng ngày tiến đến hòa nhịp với sự phát triển chung của đất nước, Đảng và nhân dân chung

Chi tiết hơn

Microsoft Word _NgoQuocPhuong

Microsoft Word _NgoQuocPhuong thời đại mới TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN Số 38 tháng 8, 2019 HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CANH TÂN, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ TIẾP THU Ý KIẾN TƯ VẤN, PHẢN BIỆN BỞI NHÀ NƯỚC VÀ ĐCSVN VÀI ĐIỂM NHÌN TỪ TRONG NƯỚC

Chi tiết hơn

1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ,

1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, 1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của thực tập sư phạm.; - Xác định

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN KHU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN KHU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN KHU 3 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

Công tác nhân sự của quản trị Công tác nhân sự của quản trị Bởi: Thiện Chín Võ Mục đích Đọc xong chương này sinh viên sẽ nắm được những vấn đề sau: 1.

Công tác nhân sự của quản trị Công tác nhân sự của quản trị Bởi: Thiện Chín Võ Mục đích Đọc xong chương này sinh viên sẽ nắm được những vấn đề sau: 1. Công tác nhân sự của quản trị Bởi: Thiện Chín Võ Mục đích Đọc xong chương này sinh viên sẽ nắm được những vấn đề sau: 1. Nội dung của công tác nhân sự. 2. Nguyên tắc của công tác nhân sự. 3. Những vấn

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2018 Nội Luật

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY VĂN HỌC SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, nhà nước đang khuyến khích giáo viên, học sinh học vào ứng dụng công nghệ thông tin

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

Nguồn Động lực BÁO CÁO CỦA Sample Report Nguồn Động lực Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyrig

Nguồn Động lực BÁO CÁO CỦA Sample Report Nguồn Động lực Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyrig Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyright 1996-2018 A & A, Inc. All rights reserved. 1 Bảng Chỉ số Giá trị Nội tại này là tổng hợp nghiên cứu của

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU HỘ NGHÈO, XÓM 2, XÃ HƯNG NHÂN HƯNG NGUYÊN - NGHỆ AN H: Giới thiệu về mục tiêu nghiên cứu và nội dung trao đổi về thực trạng và cách ứng phó của địa phương với các hiện tượng thủy

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx NGÔI SAO ẤY VỪA LẶN Thế là thầy Nguyễn Đăng Mạnh đã ra đi. Đi mãi mà không trở lại. Không hiểu như thế có đúng ý thầy không, bởi mấy năm gần đây, lần nào gặp tôi, thầy cũng nói: mình sống lâu quá. Nhất

Chi tiết hơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Author : vanmau Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - T\363m t?t lu?n van - Nguy?n Th? Ho\340i Thanh.doc)

(Microsoft Word - T\363m t?t lu?n van - Nguy?n Th? Ho\340i Thanh.doc) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ HOÀI THANH CHÍNH SÁCH MARKETING CHO SẢN PHẨM NƯỚC BỔ DƯỠNG SÂM NGỌC LINH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DƯỢC- SÂM NGỌC LINH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản

Chi tiết hơn

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG M Lời mở đầu ột thập kỉ đi qua chưa thể coi là một hành trình dài trong sự nghiệp trăm năm trồng người. Nhưng với trường THPT Long Trường, 10 năm đầu tiên trong

Chi tiết hơn

(Tờ bìa) VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM BAN THIỀN HỌC NGUYÊN THỦY THIỀN NGAY BÂY GIỜ Thiền sư Goenka, Tỳ khưu Pháp Thông dịch. SỰ BÌNH YÊN NỘI TẠI,

(Tờ bìa) VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM BAN THIỀN HỌC NGUYÊN THỦY THIỀN NGAY BÂY GIỜ Thiền sư Goenka, Tỳ khưu Pháp Thông dịch. SỰ BÌNH YÊN NỘI TẠI, (Tờ bìa) VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM BAN THIỀN HỌC NGUYÊN THỦY THIỀN NGAY BÂY GIỜ Thiền sư Goenka, Tỳ khưu Pháp Thông dịch. SỰ BÌNH YÊN NỘI TẠI, QUA TRÍ TUÊ NỘI TẠI. NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA SÀI GÒN

Chi tiết hơn

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới 2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới Nhận xét, phân tích, góp ý cho CT môn Tin học trong CT GDPT mới Bùi Việt Hà Nhiều bạn bè, giáo viên

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN MINH HẰNG THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TOÁN HỌC CHO HỌC SINH CÁC LỚP CUỐI CẤP TIỂU HỌC LUẬN VĂN TH

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN MINH HẰNG THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TOÁN HỌC CHO HỌC SINH CÁC LỚP CUỐI CẤP TIỂU HỌC LUẬN VĂN TH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN MINH HẰNG THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TOÁN HỌC CHO HỌC SINH CÁC LỚP CUỐI CẤP TIỂU HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN, 2018 ĐẠI HỌC THÁI

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

Chi tiết hơn

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, Ngô Thì Vị TS Phạm Trọng Chánh Đi sứ không phải là chuyện

Chi tiết hơn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 Mục Lục: 1. Duyên khởi:.......................... trang 03 2. Lời tri ân:............................ trang 06 3. Chương 1 Tổng quát về hộ niệm:.......... trang 09 4. Chương 2: Người

Chi tiết hơn

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔN QUẢN TRỊ BÁN HÀNG Giảng viên: Th.S. Trần Thị Thập Điện thoại/ Bộ môn:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔN QUẢN TRỊ BÁN HÀNG Giảng viên: Th.S. Trần Thị Thập Điện thoại/  Bộ môn: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Giảng viên: Th.S. Trần Thị Thập Điện thoại/e-mail: thaptt@ptit.edu.vn Bộ môn: Quản trị - Khoa QTKD1 Học kỳ/năm biên soạn: I/2009 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG VÀ

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Author : vanmau Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Bài làm 1 Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn

Chi tiết hơn

NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TÓM TẮT Nguyê

NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TÓM TẮT Nguyê CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TÓM TẮT Nguyê n Thị Thu Thoa, Huỳnh Tuấn Linh, Nguyê n Thị Huyền Trươ ng Đa i ho c Công

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

ÑOÅI MÔÙI ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ HOÏC TAÄP VAØ REØN LUYEÄN CUÛA HOÏC SINH (TÀI LIỆU DÀNH CHO CHA MẸ HỌC SINH)

ÑOÅI MÔÙI ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ HOÏC TAÄP VAØ REØN LUYEÄN CUÛA HOÏC SINH (TÀI LIỆU DÀNH CHO CHA MẸ HỌC SINH) ÑOÅI MÔÙI ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ HOÏC TAÄP VAØ REØN LUYEÄN CUÛA HOÏC SINH (TÀI LIỆU DÀNH CHO CHA MẸ HỌC SINH) ÑOÅI MÔÙI ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ HOÏC TAÄP VAØ REØN LUYEÄN CUÛA HOÏC SINH (TÀI LIỆU DÀNH CHO CHA

Chi tiết hơn

LÔØI TÖÏA

LÔØI TÖÏA ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT Nguyên tác Don t Sweat the Small Stuff with Your Family RICHARD CARLSON Nguyễn Minh Tiến dịch Những bí quyết đơn giản giúp bạn có được cuộc sống hạnh phúc trong

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

10 chu de lien mon

10 chu de lien mon 3. Chủ đề 3: PHÁT HUY TƯ DUY SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA HS (6 tiết) A. Mục tiêu Học xong chủ đề này, HS có khả năng: - Phân biệt các hình thức biểu hiện nghệ thuật và kết nối mối quan hệ giữa chúng - Thể

Chi tiết hơn