Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn-Điền Năm 1960, học giả Đức R. Rudolph công bố bài viết về di chỉ Thạch Trại Sơn ở Trấn Ninh, Điền Trì 1 với đầu đ

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn-Điền Năm 1960, học giả Đức R. Rudolph công bố bài viết về di chỉ Thạch Trại Sơn ở Trấn Ninh, Điền Trì 1 với đầu đ"

Bản ghi

1 Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn-Điền Năm 1960, học giả Đức R. Rudolph công bố bài viết về di chỉ Thạch Trại Sơn ở Trấn Ninh, Điền Trì 1 với đầu đề Một di chỉ Đông Sơn quan trọng ở Vân Nam, khẳng định tính thống nhất giữa hai nền văn hóa Điền và Đông Sơn. Nhà khảo cổ học Việt Nam Chử Văn Tần (1980/2003) đã xác định một loạt các yếu tố tương đồng Điền-Đông Sơn, ngoài trống đồng còn có lưỡi cày hay cuốc hình tim, lưỡi liềm, dao gặt, bàn chải bầu dục, dao găm, kiếm ngắn, rìu lưỡi cân hoa văn hình vảy cá, muôi hình quả bầu, tên đồng mặt cắt tam giác.v.v. Gần đây hơn, học giả Mỹ Chiou Peng (2008 a: 34) kết luận: Những tư liệu tích lũy hơn nửa thế kỷ qua khẳng định những hiện vật tương đồng từ vùng Đông Sơn và Vân Nam thuộc về hai nền văn hóa anh em trong một vùng văn hóa của người Việt ở bán đảo Đông Dương và Tây Nam Trung Quốc. Như chúng ta đã thấy, văn hóa Điền và văn hóa Đông Sơn còn chia sẻ với các văn hóa cùng thời ở Hồ Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Quí Châu một loạt các lễ khí như qua ngắn có hình người-ếch, dao găm cán hình người, rìu hình hia, chuông tai dê, chiêng, nồi hình trống (Chương 8,9,10). Trong phần này, tôi sẽ nêu thêm một số điểm tương đồng giữa hai văn hóa Điền và Đông Sơn từ góc độ mặt dân tộc học cho đến nay hoặc chưa được nói tới, hoặc đã nói nhưng chưa rõ ràng, cụ thể. Tương đồng Điền-Đông Sơn 1. Tục búi tóc sau gáy. Uông Ninh Sinh (1975:438) coi búi tóc sau gáy là kiểu tóc chung của người Sở và người Điền cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa họ. 1 Tên gọi Điền Trì không rõ từ bao giờ, vì sao trở thành tên một làng ở Nam Sách, Hải Dương, quê hương của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa.

2 Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn: big5.hwjyw.com; Tạ Sùng An 2008 Người Đông Sơn cũng để tóc búi sau gáy, nhưng được thể hiện cách điệu thành một hình thang có hình tròn ở giữa (hình người múa trên trống đồng) hay bằng một vòng tròn (trên tượng đồng). Tục búi tóc sau gáy là một tục truyền thống của người Việt còn cho đến nay. Hình 2: Người búi tóc sau gáy: Trên trống đồng và tượng đồng Đông Sơn; Thợ làm đồ sơn mài ở Bắc Bộ đầu thế kỷ 20. Nguồn: Bezacier 1972; Henry Oger. 2. Tục búi tóc đỉnh đầu Hình 3: Nam giới Điền với các kiểu búi tóc đỉnh đầu Nguồn:

3 Haskins (1963) xác định: người búi tóc đỉnh đầu trên đồ đồng Điền là người Bạch Mã. Uông Ninh Sinh (1975) cho rằng họ là tổ tiên của người Thái (người Thái Đen cho đến nay vẫn có tục phụ nữ có chồng phải tằng cẩu tức búi tóc lên đỉnh đầu). Trong ba tượng người có búi tóc đỉnh đầu ở trên, người thứ nhất đầu quấn khăn và ngồi xổm, kiểu ngồi đặc trưng của người Bách Việt; người thứ hai búi tóc để trần ngồi quì, kiểu ngồi đặc trưng của người Hoa, Nhật và Triều Tiên nhưng ở đây là kiểu ngồi của người hầu; người thứ ba chụp vào búi tóc một dạng mũ hình trống đồng. Theo Nguyễn Việt (2010:459) búi tóc đỉnh đầu là kiểu tóc phổ biến ở vùng sông Hoàng, sau lan đến vùng Nam Dương Tử và Bắc Việt Nam. Ông đưa 3 bằng chứng về tục búi tóc đỉnh đầu của người Đông Sơn: tượng người ôm chó Phú Lương với núm tóc cao trên đỉnh đầu ; người thổi khèn trên muôi đồng Việt Khê; và nhóm nhạc công trên khóa thắt lưng của sưu tập Đặng. Hình 4: Người thổi khèn Việt Khê; Người ôm chó Phú Lương Nguồn: Nguyễn Việt 2010; Trịnh Sinh 2010 Tuy nhiên, các bức ảnh ở Hình 4 lại cho thấy cả người thổi khèn Việt Khê và người ôm chó Phú Lương đều có tóc búi sau gáy. Hình 5: Tượng nam trên cán dao găm Đông Sơn (nghiêng và phía sau); Người cầm đèn Đông Tác.

4 Nguồn: Nguyễn Việt 2010 Về kiểu tóc của pho tượng nam trên cán một chiếc dao găm Đông Sơn thuộc sưu tập Phạm Lan Hương (Hình 5), Nguyễn Việt (2010:452) cho rằng người này không quấn khăn mà (đội) một vòng trang trí răng cưa, tóc hất lên và buộc tết ra phía sau tõe ra thành hai bím, tại chân bím có vật trang sức tròn, to như một cái nơ. Nhưng theo tôi, pho tượng nam trên có tóc búi đỉnh đầu và đội một vòng khăn có tròn và hai dải vải tõe sau lưng. Tượng nữ núi Nưa và làng Vạc cũng búi tóc đỉnh đầu trước khi đội một chiếc mũ kiểu Cung Đô (Chương 11, Mục 22).Tượng người cầm đèn Đông Tác, Thanh Hóa chắc cũng có tóc búi đỉnh đầu, nhưng được thể hiện cách điệu thành một cái cột có hình trống đồng trên đỉnh. Tư thế ngồi quì của tượng này và hình trống đồng trên đỉnh đầu giống một số pho tượng Điền, vì thế, đó có lẽ là một tượng Điền hoặc tượng Đông Sơn gốc Điền. Búi tóc đỉnh đầu chắc chắn là tục của một nhóm Lạc Việt Đông Sơn. Người Dayak ở Indonesia, là con cháu di dân Lạc Việt-Đông Sơn mới có những pho tượng mồ búi tóc đỉnh đầu thể hiện tổ tiên (Phụ lục 16 B). 3. Tục tết tóc đuôi sam Hình 6: Nam giới tóc tết đuôi sam một bím -mũ Bàn Hồ; Phụ nữ tóc tết đuôi sam hai bím; Nam và nữ tóc tết đuôi sam; Tù binh tết tóc đuôi sam hai bím Nguồn: Uông Ninh Sinh 1979; Bunker 1972 Trên đồ đồng Điền, chúng ta thấy những người cả nam và nữ đều tết tóc đuôi sam có một hay hai bím. Đặc biệt, có hình một đầu người nam với tóc hai bím bị chặt. Nguyễn Việt (2010:461) cho rằng họ là người Đông Sơn bởi kiểu tóc tết hai bím là kiểu tóc của người trên trống đồng Viên và trên thạp Hợp Minh. Hình đó cho thấy có những xung đột thường xuyên giữa người Đông Sơn và người Điền. Tuy nhiên, theo tôi, những người có tóc đuôi sam bị bắt bớ chém giết trên đồ đồng Điền chính là người Côn Minh. Theo Sử Ký, Côn Minh và Tủy là hai nhóm láng

5 giềng phía Tây nước Điền, có lối sống du mục hay nửa du mục và có tục tết tóc đuôi sam. Các sách khác cho biết người Côn Minh thường cướp bóc và giết người Điền (Higham1996:150). Đó cũng là tộc người không liên minh và đặc biệt trở nên thù địch với người Điền vào năm 122 TCN, khi nhà Hán có ý định mở một con đường thương mại qua đất Điền về phía Tây (Tzehuey 2008:35). Chúng ta sẽ thấy, một số người Đông Sơn kết tóc đuôi sam chính là những người gốc Thục, Dạ Lang, Điền đã theo chân Thục Phán đến Việt Nam (Chương 13). Hình 7: Hình người tết tóc đuôi sam hai bím trên trống Viên, thạp Hợp Minh và tượng quí tộc trên cán dao găm Đông Sơn. Nguồn: Nguyễn Việt 2010; BTLSVN. 4. Mũ Bàn Hồ Trên một khóa thắt lưng Điền mạ vàng có tượng một nhóm nghệ sĩ đang hát múa, đánh trống, thổi khèn, tóc tết đuôi sam một bím sau lưng, trên đầu đội một dạng mũ hình quả bầu cách điệu giống nhóm người đang cố buộc một con bò vào cột lễ trong hình 6. Hình 8: Người Điền với mũ Bàn Hồ; Người Dao ở Quảng Tây với khăn đội đầu trên mũ bằng bạc đặt ngang; Người Dao Đỏ ở Việt Nam với mũ Bàn Hồ hình đầu chó. Nguồn: Tư liệu dân tộc học cho thấy dạng mũ đó là một dạng mũ của người Dao thể hiện tục thờ Ông Tổ Bàn Hồ của họ (một cách lý giải Bàn =tấm gỗ, Hồ=quả bầu, do

6 theo truyền thuyết Bàn Hồ vốn là một con tằm sinh ra trong một quả bầu, trên đậy một tấm gỗ). Hiện một nhóm Dao Quảng Tây vẫn đội khăn trùm lên dạng mũ hình quả bầu bằng bạc nhưng đặt ngang. Một số nhóm Dao khác ở Việt Nam lại có các dạng mũ Bàn Hồ mô phỏng hình đầu chó dành cho các cô dâu Dao. Rõ ràng, các nhóm Dao khác nhau có những dạng mũ Bàn Hồ khác nhau. Như vậy, nhóm người đội mũ Bàn Hồ trên là một nhóm Dao. Hình dái cá/cầy/chó sói trên một số trống đồng Đông Sơn và qua Điền cho thấy người Dao là một trong các tộc người chủ nhân của văn hóa Điền và Đông Sơn. Hình 9: Hình chó trên trống đồng Đông Sơn; Hình dái cá trên qua Điền. Nguồn: Chiou Peng 2008 a 5. Hội thề với trống đồng Trên nắp một chiếc thạp-trống Điền, chúng ta thấy có 127 người tụ tập quanh một ngôi nhà sàn, trong nhà có 14 chiếc trống đồng cỡ nhỏ, ngoài nhà có 2 chiếc cỡ cực lớn ( chiều cao hơn đầu người). Đó chính là cảnh phức tạp nhất được thể hiện trên đồ đồng Điền. Các học giả Trung Quốc cho rằng đó là cảnh một hội lễ ăn thề giao ước liên minh giữa thủ lĩnh của các tộc người ở nước Điền bởi nó đúng như điều thư tịch mô tả về các hội ăn thề gắn với tục hiến sinh người và súc vật bên cột lễ, có tiệc tùng và tấu nhạc đi kèm (Higham 1996:152).

7 Hình 10: Thạp Điền (nhìn xa); Lễ ăn thề ( nhìn gần). Nguồn: Higham 1996 Với tôi, cảnh hội thề trên lại gợi tới hội thề tại Đền Trống Đồng thời Lý. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi sự tích Đền Đồng Cổ tại xã Đan Nê, Yên Định, Thanh Hóa trong có đoạn: Khi thái tử Lý Phật Mã ( sau là Lý Thái Tông) đi đánh Chiêm Thành, đêm cũng nằm mơ thấy một vị thần xưng là thần núi Trống đồng nguyện theo giúp thái tử. Đánh thắng giặc, thái tử lập đền thờ thần Toàn Thư cho biết thêm: năm 1028, trước hôm vua cha qua đời, thái tử lại được thần Đồng Cổ báo mộng sẽ có loạn tam vương. Quả nhiên, sáng hôm sau, khi Thái Tổ vừa băng hà, ba vương tử cùng kéo quân vào Cấm Thành định cướp ngôi báu. Do có phòng bị, thái tử đã dẹp yên và lên ngôi, sau đó cho xây một ngôi đền thờ thần Đồng Cổ ở bên phải Hoàng Thành và quyết định lấy ngày 25 tháng 3 mở hội thề tại đền. Trong hội thề, bách quan văn võ quỳ trước đàn tế có bài vị thần Trống Đồng đọc lời thề: Kẻ nào làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh sẽ giết chết. Hội thề nước Điền và hội thề nước Đại Việt thời Lý cách nhau hơn ngàn năm, có nội dung và hình thức khác nhau, nhưng có điểm chung là đều liên quan tới Thần Trống Đồng. Từ thời nước Xích Quỉ, trống đồng đã là trống trận, và thần trống đồng đã được coi là Ông Tổ- Thần Bảo hộ- Thần Chiến tranh (Phụ lục 5C, 5 D). Thời Đông Sơn, trống đồng, ngoài chức năng nhạc cụ cũng có vai trò tương tự. Vì thế, sự xuất hiện 16 chiếc trống đồng, với 2 chiếc cực lớn trong hội lễ ăn thề Điền phản ánh tục thờ thần trống đồng như vị thần chủ tối cao chứng giám và phán xử lời thề của mỗi thành viên trong liên minh. Các tộc người dùng trống đồng đều quan niệm thần trống đồng trú ngụ ở trong trống đồng. Trống đồng càng lớn, thần trống đồng càng linh thiêng và quan trọng Do mối liên hệ gần gũi Điền-Văn Lang, có thể suy đoán hội thề thời Lý là một sự kế thừa, đổi mới một dạng hội thề có vai trò của thần trống đồng thời Đông Sơn. 6. Vai trò của phụ nữ Một số nhóm tượng trên mặt thạp Điền lại cho thấy vai trò đặc biệt của người phụ nữ trong xã hội Điền. Một nhóm thể hiện một người đàn bà ngồi trên trống đồng, xung quanh là những người quì dâng lễ vật. Một nhóm khác thể hiện hai người đàn ông đang kiệu một người đàn bà cao lớn, mạ vàng (thể hiện địa vị cao quí), xung quanh có nhiều nô tỳ nữ mang túi, gùi, cuốc đi làm lễ gieo hạt. Một nhóm nữa thể hiện một hội lễ mừng mùa lúa mới với 4 người đàn ông đang kiệu một người đàn bà, xung quanh có

8 51 người vây quanh một cột lễ có hai con rắn leo, dưới chân cột buộc ba người sẽ bị giết để cúng thần linh, ngoài có hai trống đồng cỡ cực lớn. Hình 11: Các nhóm tượng thể hiện vai trò chủ lễ của người phụ nữ Điền. Nguồn: Higham Ít nhất, chúng ta có ba cách lý giải về các hình ảnh đó như sau: -Xã hội Điền là xã hội của người du mục, phụ nữ là xương sống, người trồng trọt, buôn bán, chủ trì hội lễ, nuôi dạy con, trong khi nam giới chăn thả súc vật và khi cần, chiến đấu. -Xã hội Điền còn mang dấu tích của xã hội mẫu hệ-mẫu quyền. Cho đến gần đây, người Mosuo ở Vân Nam, anh em với người Hà Nhì ở Việt Nam, một tộc người có mặt ở nước Điền xưa vẫn còn duy trì một xã hội như thế. -Những người đàn bà đó chỉ là những bà đồng trong các nghi lễ tín ngưỡng. Các cách lý giải trên không nhất thiết loại trừ nhau mà bổ xung cho nhau. Từ những chiếc dao cán mang tượng nữ Làng Vạc, Núi Nưa, Nguyễn Việt (2010:564) cho rằng thời Đông Sơn tàn dư chế độ mẫu hệ còn rất đậm ở vùng Thanh- Nghệ. Các cán dao tương tự cũng có trong văn hóa Điền, dù ít hơn (Chương 13). Tuy nhiên, các bằng chứng nêu trên đã đủ cho thấy các yếu tố mẫu hệ- mẫu quyền trong xã hội Điền cũng khá sâu đậm. Văn hóa Đông Sơn không có các bằng chứng tương tự nhưng việc Hai Bà Trưng và Bà Triệu đã lãnh đạo những cuộc khởi nghĩa đầu tiên thời Bắc thuộc, trong đó danh hiệu Trưng có gốc từ Chương-chỉ Vua-Thần ( Phụ lục 4C) cũng khẳng định sự tồn tại của các yếu tố đó trong xã hội Đông Sơn. Thực ra, vai trò đặc biệt lớn lao của người phụ nữ Đông Sơn đã thể hiện ngay ở việc người Đông Sơn tạo ra trống đồng Đông Sơn mang dáng của chiếc cối giã gạo lưng eo, dáng cơ thể của người Mẹ, dáng Bà Tổ Ếch, thay cho dạng trống đồng hình thùng mô phỏng trống da thời Thương. Truyền thống Đông Sơn đó đã được kế thừa ở các vương triều Đại Việt thời độc lập theo những cách khác nhau. Thời Ngô Quyền, các ông cậu họ Dương, họ của vợ Ngô Quyền có quyền chỉ định kẻ nối ngôi ( bỏ Ngô Xương Ngập, chọn Ngô Xương

9 Văn). Vai trò của ông cậu chính là một dấu hiệu của xã hội mẫu hệ. Thời Đinh-Lê, Thái hậu Dương Vân Nga đã có vai trò quyết định trong việc lên ngôi của Lê Hoàn. 7. Đèn hình người Hình 12: Đèn Điền; Đèn Điền có người mặt khỉ; Đèn Đông Sơn (nguyên bản); Đèn Đông Sơn (phục dựng) Nguồn: education.ntu; daibieunhandan.vn;thethaovanhoa.vn; Janse 2001 Năm 1935, nhà khảo cổ học Thụy Điển O. Janse đã tìm được ở di chỉ Lạch Trường, Thanh Hóa một chiếc đèn hình người. Trong cuốn Thần Dionysos ở Việt Nam xuất bản năm 1958 ( bản dịch tiếng Việt năm 2001 lấy tên Bí mật của cây đèn hình người, Janse cố chứng minh hình người có mái tóc xoăn, mắt to, bộ ria mỏng là tượng thần Hy Lạp Dionysos, vị thần rượu nho gắn với tục thờ cây mặt trời. Vị thần này đã theo chân Alexander Đại Đế đến Ấn Độ, rồi từ đó cùng với di dân từ Ấn Độ hay vùng gần đó tới Nam Việt Nam (Óc Eo) và cuối cùng tới Thanh Hóa. Trong bài Văn hóa Lạch Trường, quan hệ cội nguồn với phương Tây và mối liên hệ với văn hóa Sở năm 1972, ông lại gọi hình người đó là thần Dionysos châu Á và cho rằng chiếc đèn đó có nhiều yếu tố phương Tây nhưng có thể đến từ nước Sở. Phạm Quốc Quân (2011:25) cho biết có những người đã chứng minh cây đèn đó là của người Hán hay của người Việt tiếp thu văn hóa Hán. Nhưng ông tin, cây đèn Lạch Trường, cùng với 3 cây đèn hình người khác có niên đại tương đương đều là những sản phẩm Đông Sơn, ít nhiều có ảnh hưởng bên ngoài, nhưng được pha trộn và hòa tan từ người Đông Sơn. Chúng luôn để người xem có cảm giác không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đâu không thấy bất cứ một (chất) nào khác ngoài chất Đông Sơn. Mặt khác, Phạm Quốc Quân lại xác định một cây đèn hình người Đông Sơn có bộ mặt khỉ hệt như mặt người trên những trống đồng Đông Sơn mang phong cách Điền (đúng hơn đó là trống đồng Điền). Theo tôi, cây đèn Lạch Trường là một sản phẩm của người Đông Sơn nhưng kết hợp các yếu tố Điền-Thục. Các bằng chứng là: - Cây đèn Lạch Trường có 3 điểm tương đồng rõ rệt với chiếc đèn hình người Điền: cấu trúc 3 đĩa dầu, bộ mặt và chiếc mũ của người quì mang đèn. -Một cây đèn hình người khác có bộ mặt khỉ giống mang phong cách Điền.

10 -Người mang đèn mặc khố. Các nét phương Tây (tóc xoăn, mắt to) là các yếu tố của người Scyth mang tới văn hóa Điền (xem phần dưới). - Hình người nhỏ trên cành cây đối diện với đầu chim có gốc từ hình người- chim trên cây vũ trụ Tam Tinh Đôi (Phụ lục 5D). -Hình chim nước trên hai đĩa đèn đầu, như Janse nhận xét: là hình chim nướcngỗng tức giống chim Lạc trên trống Lào-có gốc Vân Nam. Đuôi chim giống đuôi chim trên một cái bình đốt trầm Đông Sơn có cán đầu rồng giống cán môi Dạ Lang. -Các yếu tố Thục- Điền- Dạ Lang trong nhiều di vật Đông Sơn ở Thanh Hóa, liên quan tới cuộc đại di tản của quân tướng Âu Lạc (Chương 11). 8. Lưỡi cuốc/cày hình tim Trong chiếc trống đồng phát hiện năm 1982 tại Cổ Loa có chứa 98 di vật thường được các nhà khảo cổ học Việt Nam gọi là lưỡi cày đồng dạng Cổ Loa, còn Higham (1996: 123) gọi một cách nước đôi là cuốc hoặc lưỡi cày có họng. Hoàng Văn Khoán bằng thực nghiệm đã chứng minh chúng đúng là lưỡi cày và có thể dùng trâu bò kéo (!). Tuy nhiên, không ít người đã nghi ngờ điều đó bởi kích thước, trọng lượng và dáng của chúng không như các lưỡi cày thông thường khác. Một số khác tin chúng là lưỡi cày nhưng chỉ để cày được ở vùng đất nhẹ và do người kéo (Chử Văn Tần 2003:572). Hình 13: Lưỡi cuốc Cổ Loa thường được gọi là lưỡi cày; Lưỡi cuốc Thạch Trại Sơn; Cuốc Dương Phủ Đầu; Hoa văn mặt trời Đông Sơn trên cán cuốc Dương Phụ Đầu. Nguồn: baotanglichsu.vn; Nguyễn Việt 2010; Takeda Trong văn hóa Điền cũng có dạng di vật tương tự nhưng được xác định là lưỡi cuốc. 1 Đặc biệt, tại di chỉ Dương Phụ Đầu ở Côn Minh có nguyên những chiếc cuốc còn nguyên cán phủ sơn với nhiều mô típ mặt trời được các học giả Trung Quốc coi là 1

11 vũ khí. Từ đó, Nguyễn Việt (2010: 557) đã gọi dạng di vật Cổ Loa trên là vũ khí chém bổ. 9. Qua Hình 14: Qua đồng: Sơn Tây; Điền; Ba Thục; Dạ Lang và hình ếch trên chuôi dao Sơn Tây. Nguồn: Bezacier 1972; Tzehuey 2008, Nguyễn Việt 2009 Bzacier (1972:94) đưa ra hình vẽ của 2 chiếc qua đồng được tìm thấy ở Sơn Tây, Nam Hà Nam có niên đại khoảng thế kỷ 2-1 TCN cùng các ý kiến khác nhau về mô típ ở chuôi qua và nguồn gốc của dạng qua đó. Đa số các học giả coi đó là hình ếch hay thằn lằn, từ đó xác định dạng qua này có gốc từ Nam Trung Quốc hay Bắc Việt Nam, nơi hai con vật trên có ý nghĩa biểu tượng gắn với sông nước-thần mưa, riêng Kargren coi đó là hình người cách điệu, vì thế dạng qua này có gốc Trung nguyên. Dạng qua này sau cũng được tìm thấy trong các văn hóa Thục, Điền và Dạ Lang. Theo Chiang Po Yi (2010: 108) Vân Nam là nơi dạng qua trên được phát hiện nhiều nhất (181 chiếc). Những chiếc có hoa văn là vật tùy táng hay lễ khí, còn những chiếc ít hoa văn là vũ khí. Dạng qua này đã xuất hiện vào thời cuối Thương- đầu Chu ở Tây Nam Tứ Xuyên cũng như ở Thiểm Tây, đặc biệt ở hai quận Thành Cố và Dương ở vùng Hán Trung. Từ Tứ Xuyên, nó tới vùng Đông Bắc Vân Nam vào đầu thời Xuân Thu ( TCN), dần tới vùng Trung Vân Nam vào khoảng 550 TCN và dần biến mất vào cuối thời Tây Hán, đầu thời Đông Hán (50 TCN-50 SCN). Về nguồn gốc của dạng qua đó, trước 1980, có người cho rằng nó có gốc Trung Nguyên. Nhưng với việc phát hiện một số lượng lớn dạng qua này ở Hán Trung vào năm 1980, một số học giả cho rằng qua Tứ Xuyên có gốc từ một văn hóa bản địa ở Hán Trung có đặc trưng là những mặt nạ và rìu Việt. Mối quan hệ giữa Tứ Xuyên và Hán Trung còn chưa rõ, nhưng dựa vào các di vật đồng và thư tịch nói nước Thục đã từng giúp nhà Chu đánh

12 Thương và kinh đô gốc của nước Thục ở vùng sông Hán, một số học giả còn nêu giả thuyết, người Hán Trung là tổ tiên của người Thục. Nền văn hóa bản địa ở Hán Trung đó chính là văn hóa của nước Việt thời Thương ở Lão Ngưu Pha. Mặt nạ của văn hóa đó chính là mặt nạ Thành Cố và Lão Ngưu Pha, tương tự với các mặt nạ ở Tân Can và Tam Tinh Đôi (Chương 5). Nước Việt ở Lão Ngưu Pha đã từng giúp nhà Chu đánh đổ nhà Thương và kinh đô của nước La thời Chu, tức nước Việt thời Thương, nằm ở Nghi Thành chính là ở vùng sông Hán Việc xác định người Hán Trung là tổ tiên của người Thục hoàn toàn khớp với những gì đã nêu ở trên về nguồn gốc Biết/Việt/La/Lạc Việt của triều Khai Minh (Chương 8). Từ đó, có thể thấy, mô típ Thao Thiết trên qua Thục có liên hệ cội nguồn với mặt nạ Thành Cố, vốn là mô típ Thao Thiết của văn hóa Lương Chử, một biến thể của mô típ người-ếch (Phụ lục 2 B, 5 C). Mô típ người ếch trên qua Thục, Điền, Dạ Lang và Đông Sơn chính là sự phục nguyên mô típ gốc của mô típ Thao Thiết, phản ánh tâm thức về nguồn, phục hưng các biểu tượng cội nguồn của người Bách Việt. Trong văn hóa Đông Sơn, theo Nguyễn Việt (2010:618), chỉ có 5 chiếc qua dạng trên được công bố (chính thức). Chúng chủ yếu được phát hiện ở các di chỉ vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (riêng tại di chỉ Gò De, Phú Thọ có 2 chiếc). Như vậy, có thể đoán định rằng, dạng qua này có gốc Thục nhưng được chế tác ở Vân Nam, từ đó lan tỏa tới Bắc Việt Nam, Quí Châu và Nam Hà Nam. Chúng ta biết, Nam Hà Nam là vùng đất của người Việt thời Thương, người La/Lạc Việt thời Chu. Việc dạng qua trên cùng với trống đồng dạng Đông Sơn được tìm thấy ở đây (Chương 9) cho thấy có những nhóm Lạc Việt vẫn còn ở đó và có liên hệ qua lại với người Lạc Việt phương Nam. 10. Tục thờ vật tổ khỉ Năm 1977, Diệp Đình Hoa-Chử Văn Tần công bố ảnh và hình vẽ một pho tượng nam giống người châu Phi được dân làng Đông Sơn, Thanh Hóa tìm thấy ở một vách núi ven làng. Năm 1987, Viện Khảo cổ học lại có được một phiên bản silicon của một tượng nữ có kích cỡ, phong cách tương tự với pho tượng nam nói trên, cũng đến từ dân làng Đông Sơn. Nhà khảo cổ học Nguyễn Việt đã có một niềm say mê đặc biệt với hai pho tượng trên. Từ năm 1984, ông đã mang ảnh và phiên bản hai pho tượng tới nhiều Hội nghị khảo cổ học quốc tế và các Viện Bảo tàng lớn trên thế giới để khám phá cội nguồn của chúng, nhưng chưa nhận được câu trả lời nào thuyết phục. Năm 2010, Nguyễn Việt phát hiện pho tượng thứ ba với những đặc trưng tương tự với hai pho tượng Đông Sơn trong bộ sưu tập của nhà sưu tầm cổ vật Lâm Dũ Xênh ở Quảng Ngãi, nói là được tìm thấy ở huyện Sa Thày, Kontum. 1 1 Bạn đọc quan tâm có thể tìm đọc bài viết rất chi tiết của ông trên Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật số 3/2010 hay trên trang mạng:

13 Trong một bài viết năm 2010, Nguyễn Việt nêu giả thuyết 3 pho tượng Đông Sơn có thể là của một nhóm Negrito, tương tự người Semang ở Malaysia, thời xưa đã tạo thành những bộ lạc hay tiểu quốc hùng mạnh ở lục địa ĐNA. Họ đã cử sứ giả đến Đông Sơn và để lại cho người Đông Sơn các pho tượng trên. Một nhóm người Đông Sơn đã di cư và mang theo pho tượng thứ ba đến Kontum cùng với hàng chục trống đồng và rìu đồng. Hình 15 : Tượng nam Đông Sơn ;Tượng nữ Đông Sơn; Tượng nam Sa Thày; Mặt tượng Sa Thày. Nguồn: Nguyễn Việt Tuy nhiên, theo tôi nguồn gốc của các pho tượng trên không quá xa xôi kỳ bí đến vậy mà ở rất gần, ngay trong văn hóa Điền và văn hóa Đông Sơn. Trước hết, có thể thấy mặt hai pho tượng nam rất gần gũi với mặt khỉ, gợi đến một số pho tượng người-khỉ trên cán kiếm hay cán môi cũng như những hình người hóa trang thành khỉ nhảy múa trên thạp đồng hình trống của văn hóa Điền (Hình ). Hình 16: Tượng và hình người-khỉ trên đồ đồng Điền Nguồn: Lý Côn Thanh-Hoàng Hiếu Vinh 2009; Chiang Po yi 2010.

14 Trong các di vật Đông Sơn, cũng có một pho tượng người cầm đèn ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, theo Phạm Quốc Quân (2010:25) có mặt khỉ hệt như mặt người trên những trống đồng Đông Sơn dáng thấp mang phong cách Điền được phát hiện ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Tượng người ôm chó Phú Lương ( Hà Tây) cũng có khuôn mặt khỉ, theo Chử Văn Tần (1999/2003:331) là di vật do giao lưu hay chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Điền. Trong bộ sưu tập của nhà sưu tầm cổ vật Hoàng Thông ở Thanh Hóa lại có một tượng đầu khỉ bằng gỗ, theo Nguyễn Việt, được tìm thấy trong một mộ thuyền ở huyện Vĩnh Lộc. Hình 17: Tượng người cầm đèn; Tượng người ôm chó Phú Lương; Tượng gỗ đầu khỉ Vĩnh Lộc. Nguồn: Trịnh Sinh 2010; Nguyễn Việt. Lò Giàng Páo (1996:70-88) cho biết: người Lô Lô ở Hà Giang coi những hình người trên trống đồng của họ chính là hình người khỉ, tổ tiên của người Lô Lô. Một truyền thuyết Lô Lô kể: tổ tiên họ là một đàn khỉ chui ra từ một quả núi trắng, gốc từ một hòn đá trắng do Bố Trời-Mẹ Đất sinh ra. Đám ma Lô Lô chính là lễ tiễn đưa hồn người chết trở về ngọn núi trắng đó-được gọi là Nhà Khỉ. Trong đám ma, người Lô Lô treo cặp trống đồng đực-cái ở cửa nhà người chết. Tiếng trống đồng hòa nhịp với lời hát của bố mo và các điệu múa đưa hồn người chết về với tổ tiên. Đặc biệt, một đoàn người đeo mặt nạ làm bằng mo cau, toàn thân phủ kín lá rừng thể hiện tổ tiên múa mô phỏng các động tác của khỉ gọi là múa khỉ. Truyền thuyết Lô Lô trên lại có những điểm tương đồng với một truyền thuyết của người Khương ở Tứ Xuyên. Theo đó, vị bố mo đầu tiên của người Khương tên là Aba Mullar từ trên trời xuống, khi nghỉ lại trên một đỉnh núi tuyết phủ trắng đã ngủ say và để cho một con cừu ăn mất quyển sách cúng của mình. Tỉnh dậy, ông quên hết mọi điều ghi trong sách. Một con khỉ xuất hiện chỉ cách cho ông giết con cừu, lấy da cừu làm trống. Khỉ cũng dạy ông cách đánh trống, từ đó vị pháp sư nhớ lại mọi điều ghi trong cuốn sách cúng của tổ tiên. Người Khương dùng truyền thuyết trên để lý giải vì sao cho đến ngày nay tất cả các pháp sư Khương vẫn đội mũ làm bằng da khỉ, đánh trống bịt bằng da cừu, không có sách cúng và vẫn thờ một cái sọ khỉ cũng có tên là Aba Mullar để tưởng nhớ vị bố mo đầu tiên. Người Khương thờ 5 vị thần lớn, 12 vị thần nhỏ và vô số vị thần khác,

15 nhưng các thần thường thành từng cặp nam-nữ. Họ không có tượng thờ, nhưng yếu tố đặc trưng và dễ thấy nhất của văn hóa và tín ngưỡng Khương là một tảng đá trắng, được thờ cúng ở bất cứ nơi nào có người Khương. Tảng đá trắng đó là biểu tượng cho tất cả các vị thần, nếu đá được đặt trên mái nhà thì đó là Ông Trời, còn nếu được đặt ở bếp thì đó là thần lửa (Zevik 2001). Trong các tộc người ở nước Điền và quanh nước Điền có các nhóm Khương mà Sử Ký ghi là người Côn Minh và Cung Đô, theo Harrell (2003) chính là người Lô Lô. Thư tịch Hoa viết vị vua đầu tiên của nước Thục cũng là người Khương hay Lô Lô. Có học giả cho rằng người Lô Lô có thời đã thống trị nước Điền, nước từng được gọi là nước Lô Lô (H. Maspero1918). Người Lô Lô Hà Giang là con cháu của người Điền đến từ Vân Nam. Hình 18: Tượng mồ người khỉ ở Kontum; Người đeo mặt nạ, mặc áo lá cây trong lễ bỏ mả Bahnar; Một tượng mồ Bahnar khỏa thân với dương vật nổi trội. Nguồn: Colani 1936; m.tin247.com; Văn Công Hùng. Giờ đây, với những gì nêu trên, có thể thấy 3 pho tượng trên chính là 3 pho tượng người-khỉ, hai pho tượng Đông Sơn là cặp tượng Ông Khỉ- Bà Khỉ theo đúng quan niệm của người Khương, còn pho tượng Sa Thày là một tượng Ông Khỉ. Mặt hai pho tượng Ông Khỉ có đôi mắt tròn xoe, con ngươi lồi và cái dương vật nổi trội giống như tượng Ông-Bà-Khỉ Điền kết hợp làm một. Ba pho tượng trên có thể là tượng Điền, bởi hai pho tượng nam Đông Sơn và Sa Thày trông như được tráng một lớp thiếc pha bạc tương tự như nhiều lễ khí Điền, một kỹ thuật phổ biến ở vùng phía Bắc Trung Quốc (Chiou Peng 2008 a: 38). Cũng có thể, chúng là tượng do người Đông Sơn tạo ra, nhưng với ý tưởng và kỹ thuật từ người Điền. Cụ thể hơn, cặp tượng Ông-Bà Khỉ ở di chỉ Đông Sơn là cặp lễ khí của một pháp sư Đông Sơn gốc Điền. Một bằng chứng ủng hộ cho khả năng này chính là cái đầu khỉ lớn bằng gỗ được tìm thấy ở vùng văn hóa Đông Sơn, rất có thể có chức năng tương tự như chiếc sọ khỉ của các pháp sư Khương Trong khi đó, pho tượng Sa Thày là một bằng chứng cho sự thiên di của người Đông Sơn vào Kontum, Tây Nguyên. Các tư liệu ngôn ngữ, văn học dân gian, dân tộc học thống nhất cho thấy người Bana là con cháu một nhóm Đông Sơn vùng Thanh-

16 Nghệ. Đặc biệt, văn hóa Bana còn lưu giữ khá nhiều yếu tố Đông Sơn-Điền. Ví dụ: trong lễ hội bỏ mả Ba-na cũng có những người đeo mặt nạ và mặc lá cây thể hiện tổ tiên dẫn đầu nhóm người đánh cồng chiêng và múa tương tự đám ma Lô Lô (Hình 4). Huyền thoại khởi nguyên Bana có một nhân vật tính tính hoang dâm vô độ tên là Bơnal. Trong lễ bỏ mả, biểu tượng cho Bơnal và cũng gọi là Bơnal là một cặp rối trai gái đang ở tư thế giao hợp. Từ chỉ chiếc mặt nạ mà nhóm người mặc áo lá rừng đeo là Bram rất gần gũi với Bơnal. Tượng mồ Bana cũng có những pho tượng người khỉ và tượng nam khỏa thân với bộ dương vật nổi trội. Dễ thấy, nhân vật người đàn ông dâm dật, cặp rối trai gái mang tên Bơnal với pho tượng nam khỏa thân trên có mối liên hệ cội nguồn với cặp tượng Ông Khỉ-Bà Khỉ Đông Sơn. Trường ca Đăm Noi cũng kể người Bana xưa có trống đồng mặt bịt vàng bịt bạc, tương tự trống đồng của người Karen.Truyền thuyết khởi nguyên Bana cũng có mô típ Ông Trời nằm trên-bà Đất nằm dưới, mô típ giết ngựa lấy da bịt trống tương tự với truyền thuyết Khương và Lô Lô. Ông Tổ-Bà Tổ của người Bana là Ông Trống-Bà Trống, phản ánh mối liên hệ giữa cặp tổ tiên-thần linh và trống tương tự các truyền thuyết Khương, Lô Lô, Karen. Những điểm tương đồng Bana-Lô Lô Karen-Khương đó phản ánh mối liên hệ cội nguồn Bana-Điền, liên quan tới di dân Điền ở Việt Nam thời Đông Sơn. 11. Di dân Điền ở Việt Nam thời Đông Sơn Trong các di chỉ thời Đông Sơn ở Việt Nam, có 3 di chỉ có nhiều di vật Điền hay mang phong cách Điền rõ rệt nhất. Đó là: Di chỉ Lào Cai Năm 1993, từ dãy đồi ven sông Hồng ở thị xã Lào Cai được san bạt để lấy đất làm đường, Bảo tàng Lào Cai đã thu về hàng trăm di vật, 23 chiếc trống đồng. trong đó có ít nhất 4 chiếc được xác định là trống đồng Điền. Theo Calo (2006:6) sự xuất hiện trống đồng kiểu Điền ở Lào Cai có liên quan tới sự bành trướng của nhà Hán. Các trống đồng ở di chỉ Lào Cai có vẻ như được cất dấu trong quá trình chủ nhân của chúng chuyển đi nơi khác. Đáng chú ý, phần lớn trống đều bị cưa cắt phần tang khỏi phần thân (có lẽ cho dễ chuyên chở). Trống nằm cùng với 10 chuông tai dê, trên có chữ Hán với một biểu tượng cho sự tốt lành, nhưng không chỉ rõ niên đại. Calo đoán chúng có niên đại vào nửa sau thế kỷ 1 TCN, tức sau khi nước Điền bị Hán thôn tính. Calo không nói rõ hơn, nhưng chúng ta có thể hiểu, các di vật ở khu mộ Lào Cai là dấu tích của những di dân Điền đến Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 1 TCN sau khi nước Điền bị nhà Hán xóa sổ thời Hán Chiêu Đế (87-74 TCN).

17 Di chỉ Động Xá Tại di chỉ Động Xá (Hưng Yên) cũng phát hiện được một chiếc trống đồng được Phạm Minh Huyền (2006) khẳng định là do người Điền đúc. Trên trống có khắc hình người chèo thuyền mặc áo có dải màu chạy dọc đặc trưng của người Điền. Nguyễn Việt (2010:467) cho biết thêm: trong một mộ thuyền ở Động Xá (niên đại thế kỷ 1 TCN) đã tìm được hàng chục miếng vải kiểu như vậy. Hình 24: Người mặc áo sọc trên đĩa đồng Điền và trên trống đồng Động Xá Nguồn: Tạ Sùng An 2008; Nguyễn Việt Theo tôi, chủ nhân những mộ thuyền ở Động Xá, những người có gia bảo là trống đồng Điền, quần áo Điền, là những quí tộc Điền đã di tản đến Việt Nam. Di chỉ Làng Vạc Di chỉ Làng Vạc, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An là khu mộ táng lớn nhất trong văn hóa Đông Sơn. Di chỉ đã được khai quật 5 lần, cung cấp hơn 1000 di vật, nhưng số lượng di vật được đào bới tự phát, từ đó trôi nổi trong các bộ sưu tập tư nhân là vô số. Một đặc trưng nổi bật của di chỉ Làng Vạc so với các di chỉ Đông Sơn khác là có số lượng dao găm, kiếm ngắn vượt trội so với lao, giáo, rìu xéo. Trên cán dao có tượng người, đặc biệt là tượng thú (hổ, rắn, voi) chỉ có ở cán dao kiếm Làng Vạc. Các chiếc đèn hình động vật (hươu, bò) mang phong cách Điền khá rõ. Phạm Minh Huyền (1994:273) lý giải hiện tượng thích dùng dao găm và nghệ thuật tượng tròn động vật ở Làng Vạc là do ảnh hưởng của văn hóa Điền. Bà cũng chỉ ra cả phong cách Scyth trong nghệ thuật tượng động vật Làng Vạc, xác định một chiếc búa chim Làng Vạc có dáng hoàn toàn giống búa chim vùng đồng cỏ Ordos nhưng với hoa văn Đông Sơn.

18 Hình 25: Tượng Làng Vạc: Hổ đỡ voi có bành; Người cưỡi bò có u; Hai phụ nữ cưỡi voi. Nguồn: Nguyễn Việt;diendan.vnthuquan.net/ Đặc biệt, chúng ta thấy một trống đồng Làng Vạc và một chuông Làng Vạc có cỡ, dáng và hoa văn giống hệt trống và chuông Điền. Hình 26: Trống và chuông đồng Điền; Trống và chuông đồng Làng Vạc. Nguồn: Lý Côn Thanh-Hoàng Đức Vinh 2008; Hà Văn Tấn 1994 Nguyễn Việt (2010: 626) cho rằng Làng Vạc là một điểm sơ tán hay chạy loạn của quí tộc Âu Lạc khi thất trận. Ông gắn các di vật Làng Vạc với người nước Dạ Lang đã theo Thục Phán đến Việt Nam. Nhưng theo tôi, với những tương đồng Điền-Làng Vạc rõ rệt và với niên đại muộn ( từ 80 TCN), tương ứng với thời kỳ sau khi nước Điền bị xóa sổ trong khoảng TCN, Làng Vạc chính là một điểm di tản của quí tộc Điền.

19 Kết luận 1-Những nét tương đồng giữa văn hóa Đông Sơn và văn hóa Điền giai đoạn sớm đã phản ánh mối liên hệ nguồn gốc giữa người Đông Sơn và người Điền. Tộc người chủ thể của nước Điền và nước Văn Lang buổi đầu đều là người Lạc Việt và người Việt Thường. Mối quan hệ liên minh giữa Điền, Dạ Lang và Văn Lang gắn với vai trò của hoàng tộc Thục Khai Minh và đặc biệt Thục Phán An Dương Vương. Cuối cùng, một số nhóm quí tộc và dân Điền đã di tản đến Việt Nam, góp phần đáng kể vào việc tạo nên tính đa dạng của văn hóa Đông Sơn. 2-Những nét khác biệt giữa văn hóa Điền muộn và văn hóa Đông Sơn phản ánh vai trò ngày càng tăng của di dân Schyth gốc châu Âu trong xã hội Điền cũng như quá trình Hán hóa sớm của văn hóa Điền.

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc TRANG 110 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Đặng Vũ Nhuế 1. Thời Xuân Thu Ta phải đi ngược thời gian, tưởng đến nước Tàu cách nay non hai nghìn tám trăm năm. Thời ấy sử Tàu gọi là thời Xuân Thu, bắt đầu từ năm 770 trước

Chi tiết hơn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4 Mấy Ðiệu Sen Thanh: Phần 4 PHƯƠNG HẢI SANH Đồng tử Phương Hải Sanh là con của cư sĩ Phương Dưỡng Thu ở Hương Cảng. Dưỡng Thu ưa làm việc phước thiện, sau tuổi trung niên lại chuyên tâm hướng về Tịnh độ.

Chi tiết hơn

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6 Cảm nghĩ về người thân - Bài tập làm văn số 3 lớp 6 Author : hanoi Cảm nghĩ của em về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô giáo ) - Cảm nghĩ về ông nội Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông

Chi tiết hơn

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu Author : vanmau Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu Bài làm 1 Đối với bản thân mỗi người, mẹ luôn là người vô cùng quan trọng. Mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra chúng

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 28 "N Chương 55 Nhỏ máu nghiệm thân "Nương tử, cũng đã hơn nửa năm, không có tin tức gì của Sở Hà cũng không biết hiện tại đã đến kinh thành chưa." Tằng Tử Phu lau tay, quay đầu cười cười với Thạch

Chi tiết hơn

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 34 Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói rằng vè chiếm một vị trí quan

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 4 Chương 13 Việc Đã Thành Công Hì hì! Nữ tử ngồi trên giường, khuôn mặt tươi cười, thấy nam nhân tới gần giường, đột nhiên bướng bỉnh ôm thắt lưng nam tử kéo xuống một cái, tay nhỏ bé liền Ba ba đánh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11 Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh - Văn mẫu lớp 11 Author : qt Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh - Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT Nguyễn Khuyến

Chi tiết hơn

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An Thuyết minh về Phố Cổ Hội An Author : elisa Thuyết minh về Phố Cổ Hội An - Bài số 1 Hội An - địa danh đã gắn liền với quá khứ nổi bật về sự giao lưu của nhiều nền văn hóa: Việt, Nhật, Hoa; một đô thị gắn

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Chiều tối

Phân tích bài thơ Chiều tối Phân tích bài thơ Chiều tối Author : hanoi Phân tích bài thơ chiều tối Hướng dẫn Ban biên tâ p hy voṇg nhưñg baì văn đaṭ điê m cao dươí đây se la nguôǹ thông tin tham khaỏ quy gia đê cać baṇ co thê la

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH CẦN THƠ I. PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng: Câu 2: (0,5 điểm) Ta làm con chim hót Ta làm một cành

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em Author : vanmau Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em Bài làm 1 Tôi sinh ra tại một vùng quê thuần nông, người dân quê tôi thường thức dậy sớm để lo

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v

Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người vợ vị tướng Lãnh Binh Thăng. Chợ cầu Ông Lãnh (quận

Chi tiết hơn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TÀI LIỆU GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG (Dành cho hội viên, phụ nữ) Tháng 12/2015 1 MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI PHỤ NỮ Không có chỗ cho Bác gái đứng à? Ngày 26 tháng 12

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Bài số 1 Với quan niệm Văn dĩ tải đạo đã trở thành chức năng phản ánh của văn

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ I. PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca

Chi tiết hơn

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề (550-577). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn và chú thích, tại Canada, năm 2016. 1 Đệ

Chi tiết hơn

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú thích sơ lược những điểm thiết yếu Tường Quang Tùng

Chi tiết hơn

HỌC 214 BỘ THỦ CHỮ HÁN NGỮ PHÂN LOẠI THEO SỐ NÉT BỘ 01 NÉT: 06 bộ: 1. 一 Nhất: Một, thứ nhất,khởi đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy. 2.

HỌC 214 BỘ THỦ CHỮ HÁN NGỮ PHÂN LOẠI THEO SỐ NÉT BỘ 01 NÉT: 06 bộ: 1. 一 Nhất: Một, thứ nhất,khởi đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy. 2. HỌC 214 BỘ THỦ CHỮ HÁN NGỮ PHÂN LOẠI THEO SỐ NÉT BỘ 01 NÉT: 06 bộ: 1. 一 Nhất: Một, thứ nhất,khởi đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy. 2. 丨 Cổn: Nét sổ, đường thẳng đứng trên thông xuống dưới.

Chi tiết hơn

Tướng Đỗ Cao Trí

Tướng Đỗ Cao Trí Vinh Nhục Đời Mũ Đỏ Tôi sinh ra, không biết thuộc vì sao nào, nhưng chắc thuộc vì sao xấu, cho nên những ngày niên thiếu, lầm lẫn liên miên, tôi đã bị mẹ tôi mắng rất nhiều lần là : "Người thì lính mà

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Author : vanmau Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không

Chi tiết hơn

No tile

No tile PHẦN 3 Xóm Bình Khang từ đó không còn biến động, mọi người không còn nghe tiếng cô Ba Phượng nửa đêm ngồi xoã tóc hát điệu Nam Ai hay xuống sáu câu vọng cổ nghe thật ai oán đau thương. Còn ở gánh hát Long

Chi tiết hơn

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4 Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4 Bài viết số 1 lớp 7 đề 4: Miêu tả chân dung một người thân. Bài làm 1: Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt

Chi tiết hơn

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10 Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha - Văn hay lớp 10 Author : vanmau Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha - Bài làm 1 Đối với bản thân mỗi người, mẹ luôn là người vô cùng quan trọng. Mẹ mang nặng

Chi tiết hơn

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

Thơ NGUYỄN KINH BẮC Xin mời các bạn yêu thơ thăm Vườn Thơ của Thi Sĩ Nguyễn Kinh Bắc. NGUYỄN KINH BẮC Sinh quán Bắc Ninh Hiện cư ngụ tại thành phố Philadelphia, Tiểu Bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Góp mặt trong các tuyển tập

Chi tiết hơn

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9 Đề 11 Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9 Author : vanmau Đề 11 Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) Phát triển kỹ năng làm bài văn

Chi tiết hơn

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất hiện trên Thuần đỉnh, chiếc đỉnh thứ sáu trong Cửu

Chi tiết hơn

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình nuôi trong bể có đất. Mô hình đó giống với điều kiện tự nhiên. Nhưng tới nay, cách nuôi đó chỉ thích hợp với

Chi tiết hơn

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT KINH BẢN NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG SA MÔN: THÍCH ĐẠO THỊNH HỘI TẬP NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 5 PHẦN NGHI LỄ ( Mọi người đều tề chỉnh y phục đứng chắp tay đọc ) Chủ lễ xướng:

Chi tiết hơn

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em ở mà em đã có dịp quan sát kĩ. Hè vừa qua, em được mẹ cho về thăm quê ngoại ở Thạch Thất, Sơn Tây.

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : vanmau Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm 1 Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Chương 7 Hiên Mặc Lâu vốn không gọi Hiên Mặc Lâu, tên là Văn Hiên Lâu, ông chủ của họ đúng là họ Văn tên Hiên. Nói tới cái tên Văn Hiên này, cũng là có chút địa vị. Phụ thân hắn Văn Như Cảnh đã từ làm

Chi tiết hơn

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ Bởi: Wiki Pedia Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tần Kế nhiệm Tần Nhị Thế Tên thật Doanh Chính Triều đại Nhà Tần Thân phụ Tần Trang Tương vương / Lã

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Thạch Lam Author : elisa Thạch Lam - Bài số 1 Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết vào năm 1938, nhân vật Liên là một nhân vật mà tác giả đã khai thác rõ nhất về tâm trạng cũng như nội tâm. Dù đó chỉ là

Chi tiết hơn

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại :   Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : www.sachvui.com Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuyện của bạn với người thân, bạn bè đều xoay quanh anh

Chi tiết hơn

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính Author : Hà Anh Đề bài: Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính Bài làm Thơ Nguyễn Bính viết nhiều về mùa xuân. Cuộc sống ở làng quê không gì vui bằng ngày

Chi tiết hơn

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc HỒNG VŨ CẤM THƯ Dạy về thuật Phong thủy có phụ họa đồ Lập minh để truyền thụ cho học trò gồm có bốn mục: 1. Truyền thụ luận 2. Định minh thệ 3. Nghi thức lập minh 4. Tựa truyền phái Truyền phái tiết lậu

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 7 Chương 19 Xa Lạ Bắc Vũ không biết thời gian đã trôi qua bao lâu. Cô chỉ biết là ánh đèn trong phòng không ngừng lay động. Cả người cô đều đau đớn. Cô giống như người bị say sóng, đầu váng mắt hoa,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu: Biểu Tượng Của Niềm Tin, Tình Yêu Và Hy Vọng - Nghiêm Xuân Cường Nhắc đến nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, ngươi ta nhớ đến ngay bản nhạc bất hủ của anh mang tựa đề: "Gọi Người Yêu Dấu".

Chi tiết hơn

Công Chúa Hoa Hồng

Công Chúa Hoa Hồng Tác giả: Thể loại: Cổ Tích Website: Date: 18-October-2012 Đời xưa, một ông vua và một bà hoàng hậu có ba cô con gái. Họ yêu thương hai cô con gái lớn sinh đôi tên Cam Vàng và Hoe Đỏ. Hai cô này đẹp, tài

Chi tiết hơn

No tile

No tile PHẦN 2 Hoàng Lan không ngờ mình lại trúng tuyển vào công ty Sao Vàng, niềm vui phấn khởi cho cô tạm quền những điều không vui. Cô không còn làm, việc cho nhà bà Trọng Tân thế mà đã một năm, và bây giờ

Chi tiết hơn

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7 Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu - Văn mẫu lớp 7 Author : Nguyễn Tuyến Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu - Bài số 1 Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

Bạn Tý của Tôi

Bạn Tý của Tôi Nhớ Sử Xưa Để Trông Về Việt Nam Hôm Nay TRẦN HƯNG Thế Tổ Gia Long sau khi thống nhất sơn hà đã đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam(1802). Nối tiếp ông, các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, lần lượt

Chi tiết hơn

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Nguồn (Aug 27,2008) :   Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm Nguồn (Aug 27,2008) : http://phamtinanninh.com/?p=239 Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm từ ngày miền Nam thất thủ) Phạm Tín An Ninh. Những

Chi tiết hơn

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Lúc bấy giờ Tôn giả Phú-lâu-na-di-đa-la-ni Tử đang ở giữa đại chúng,

Chi tiết hơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Author : vanmau Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền

Chi tiết hơn

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6 Kể về một chuyến về thăm quê - Văn mẫu lớp 6 Author : Kẹo ngọt Kể về một chuyến về thăm quê - Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình Bố mẹ tôi lấy nhau ở thành phố nên nghiễm nhiên sinh

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

5 câu chuyện hay cực kỳ ý nghĩa về tình bạn

5 câu chuyện hay cực kỳ ý nghĩa về tình bạn 5 câu chuyện hay cực kỳ ý nghĩa về tình bạn Trong cuốc sống mỗi con người không thể thiếu đi những người bạn tốt, bạn chân thành,... Tuy nhiên, nhiều khi chính chúng ta lại không biết gìn giữ tình bạn

Chi tiết hơn

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6 Tả cảnh bão lụt ở quê em - Bài tập làm văn số 5 lớp 6 Author : hanoi Tả cảnh bão lụt ở quê em - Bài làm 1 Xin hãy cứu lấy miền trung quê hương tôi Quê nhà yêu dấu ơi! ở đây con theo dõi từng giờ từng phút

Chi tiết hơn

No tile

No tile PHẦN IX CHƯƠNG 15 "An thương yêu! Khi anh nhận được thư này thì em không còn ở đây nữa. Đừng giận em vì đã đặt anh vào hoàn cảnh trớ trêu này, cái đám cưới mà chúng mình cùng mong chờ sẽ không thành. Anh

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

Microsoft Word - I To03_Copy.doc HÒN NGỌC HỌ HÒA - TẤT NIÊN 1979 Năm nay, trước hết tôi xin kể một câu chuyện thế gian. Thuở xưa ở Trung Hoa đời nhà Sở, trên ngọn Kinh Sơn có một người tìm ngọc tên là Biện Hòa. Anh vô núi tìm ngọc, tìm

Chi tiết hơn

Đạo Mẫu và Tín Ngưỡng: Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ Qua Trật Tự Các Giá Hầu Đặng Xuân Xuyến Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần V

Đạo Mẫu và Tín Ngưỡng: Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ Qua Trật Tự Các Giá Hầu Đặng Xuân Xuyến Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần V Đạo Mẫu và Tín Ngưỡng: Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ Qua Trật Tự Các Giá Hầu Đặng Xuân Xuyến Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần Việt. Nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay

Chi tiết hơn

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : 365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Author : vanmau Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 1 Phan Bội Châu (1867 1940) là cái tên đẹp một thời. Chúng ta có

Chi tiết hơn

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần Quang Hải, sân khấu cải lương được hình thành từ năm

Chi tiết hơn

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn http://thuvienhoasen.org Chuyển sang ebook 13-7-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org

Chi tiết hơn

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ 2 Thích Thái Hòa Đôi mắt tình xanh biếc 3 MỤC LỤC THAY LỜI TỰA... 5 BÁT NHÃ VÀ TÌNH YÊU... 7 NỔI BUỒN MÂY KHÓI...

Chi tiết hơn

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19 TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 1953) : Vợ chồng A phủ kể về đôi vợ chồng người H Mông ở vùng Tây Bắc. Mỵ là một cô gái xinh đẹp có

Chi tiết hơn

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy Author : elisa Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy - Bài số 1 Lúc

Chi tiết hơn

MỪNG XUÂN QÚY TỴ (2013) SỚ TÁO QUÂN 1 XUÂN QÚY TỴ Xuân đến rồi Hồ hởi bà con ơi! Áo mới choàng lên vạn vật Hương sắc lung linh dáng tuyệt vời! Mừng ca

MỪNG XUÂN QÚY TỴ (2013) SỚ TÁO QUÂN 1 XUÂN QÚY TỴ Xuân đến rồi Hồ hởi bà con ơi! Áo mới choàng lên vạn vật Hương sắc lung linh dáng tuyệt vời! Mừng ca MỪNG XUÂN QÚY TỴ (2013) SỚ TÁO QUÂN 1 XUÂN QÚY TỴ Xuân đến rồi Hồ hởi bà con ơi! Áo mới choàng lên vạn vật Hương sắc lung linh dáng tuyệt vời! Mừng ca đa tạ Chúa Xuân Đất trời mở hội reo mừng! Ngoài vườn

Chi tiết hơn

Chửi

Chửi Cách đây không lâu, một anh bạn từ bên Mỹ, chẳng biết sưu tầm được ở đâu, đã gửi cho gã một mẩu chuyện, đọc xong gã chẳng biết nên cười hay nên khóc. Mẩu chuyện ấy như thế này : Lần đầu tiên mới tới Hà

Chi tiết hơn

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12 Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12 Author : vanmau Bạn học sinh nào chưa nhớ được cốt truyện của các tác phẩm văn xuôi lớp 12 thì tham khảo bài viết sau nhé. 1. Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha Mưa Xuân Về Muộn Truyện Ngắn Trần Đan Hà Lâm trở về quê sau một biến động của đất nước, một khúc quanh lịch sử đã trôi qua, nhưng thảm cảnh chiến tranh vẫn còn ám ảnh. Từ những ngày triệt thoái cao nguyên,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc TỦ SÁCH TỬ VI LÝ SỐ DỊCH LÝ HUYỀN CƠ TỬ VI Nhắn gởi, M ục đích tôi khi viết ra quyển Tử Vi Chính Biện này, sau khi đã tham khảo và học hỏi các sách chính truyền của nhiều bậc danh tiếng tại Trung Hoa,

Chi tiết hơn

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4 SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4 chữ AHCC biến thành hỏa tiễn hướng lên không gian

Chi tiết hơn

BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Li

BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Li BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội) NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt Là một xã

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse Ngôn Đạo TuệChương Nói là là một phương tiện truyền thông đặc biệt diễn đạt bằng âm thanh chỉ có con người mới có. Các loài động vật khác cũng có phương tiện diễn đạt bằng âm thanh nhưng rất hạn chế trong

Chi tiết hơn

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, Ngô Thì Vị TS Phạm Trọng Chánh Đi sứ không phải là chuyện

Chi tiết hơn

Kể về một ngày hội mà em đã được xem

Kể về một ngày hội mà em đã được xem Kể về một ngày hội mà em đã được xem Author : vanmau Kể về một ngày hội mà em đã được xem Bài làm 1 Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bứng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C 1 9 2013 Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, 1.7-14) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người. 7 Người nhận

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử (551-479 trtc), người làng Xương-bình, phủ Duyên-châu, tỉnh Sơnđông thuộc nước Lỗ, một chư hầu

Chi tiết hơn

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1 Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy 26-2-2019 Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 17-3-2019 @ Thành Phố Westminster, CA - USA 2*- Thiệp

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc THAM THIỀN YẾU CHỈ I. ĐIỀU KIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TIÊN CỦA SỰ THAM THIỀN. Mục đích tham thiền là cầu được minh tâm kiến tánh. Muốn thế, phải gạn lọc các thứ nhiễm ô của tự tâm, thấy rõ mặt thật của tự tánh.

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc TU THIỀN Giảng tại Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật - Hà Nội - 1996 Hôm nay chúng tôi nói về đề tài Tu Thiền. Bởi vì hiện thời nhiều người đang khao khát tu thiền mà chưa biết thiền nào là thiền chánh,

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

Document

Document Chương 1 Chuyện Xưa Bắt Đầu Bắc Huyền quốc là một quốc gia mạnh mẽ và giàu có ở phương Bắc, từ khi dựng nước tới nay, theo Phật giáo, vua và dân đều lấy việc xây dựng chùa chiền, xây bảo tháp và nuôi dưỡng

Chi tiết hơn

Kể về một người bạn mới quen

Kể về một người bạn mới quen Kể về một người bạn mới quen Author : vanmau Kể về một người bạn mới quen Bài làm 1 Lớp chúng tôi mới có thêm một thành viên mới đó chính là Lan một người bạn đến từ miền Nam và bạn mới chuyển ra đây sống

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá khứ cũng tùy thuộc vào mỗi người, có điều chắc chắn rằng

Chi tiết hơn

Giáp Ngọ ( 甲午 ) là kết hợp thứ 31 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Ngọ (ngựa)

Giáp Ngọ ( 甲午 ) là kết hợp thứ 31 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Ngọ (ngựa) Giáp Ngọ ( 甲午 ) là kết hợp thứ 31 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Ngọ (ngựa). Trong chu kỳ của lịch Trung Hoa, nó xuất hiện trước

Chi tiết hơn

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4 Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 3 Bài viết số 1 lớp 7 đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em). Dàn bài

Chi tiết hơn

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN 1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN 2 DẪN NHẬP BA CH VIÊN TÔN CA C đươ c viê t dưạ theo tâ p kich thơ TI NH TRONG GIÂ C MÔṆG cu a cô thi si Tâm Tri Lê Hư u Kha i. TI NH TRONG GIÂ C MÔṆG đa đươ

Chi tiết hơn

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Thờ cúng cây cối là một trong những hình thức tín ngưỡng đã có từ lâu đời trên đất nước Việt Nam và tồn tại cho đến ngày nay. Đây là một

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Văn mẫu lớp 12 Author : Kẹo ngọt Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Bài làm 1 Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản

Chi tiết hơn